Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương I cung cấp cái nhìn tổng quan về khái quát về văn bản pháp luật, giúp sinh viên và người học hiểu rõ những nguyên lý cơ bản trong việc soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý. Chương I không chỉ giải thích khái niệm, vai trò và đặc điểm của văn bản pháp luật mà còn làm rõ các quy trình, kỹ thuật xây dựng văn bản sao cho đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và hiệu quả. Đây là nền tảng quan trọng cho những ai muốn nắm vững kiến thức về hệ thống pháp luật và quy trình xây dựng các văn bản pháp lý tại Việt Nam.
Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương I
Chương 1: Khái quát về văn bản pháp luật
I. Khái niệm văn bản pháp luật
1. Định nghĩa và đặc điểm
a. Định nghĩa
– Văn bản PL là hình thức thể hiện ý chí của NN, được ban hành theo hình thức, thủ tục PL quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi NN.
b. Các đặc điểm
Gồm 04 đặc điểm:
– Do chủ thể có thẩm quyền ban hành: nhân danh NN để ban hành, gồm:
+ các cơ quan NN từ TW đến cấp xã: Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ (nghị định, nghị quyết), UBND các cấp (quyết định, chỉ thị), tòa án các cấp (bản án, quyết định), viện kiểm sát các cấp (cáo trạng, kháng nghị, quyết định)…
+ những cá nhân có thẩm quyền ban hành:
- Thủ trưởng một số cơ quan NN (tự mình ban hành, không thay mặt cơ quan NN): Thủ tướng Chính phủ (quyết định, chỉ thị), Chánh án TANDTC (quyết định, chỉ thị, thông tư), Viện trưởng VKSNDTC (quyết định, chỉ thị, thông tư), Chủ tịch UBND các cấp (quyết định, chỉ thị)
Chú ý: + Chủ tịch nước là chế định 1 người, nên thuộc nhóm Cơ quan NN chứ không phải nhóm Thủ trưởng cơ quan NN
+ quyết định, chỉ thị là văn bản PL cá biệt; thông tư, nghị định là văn bản PL quy phạm
+ UBND các cấp và Chủ tịch UBND các cấp đều có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị ==> phân biệt thế nào ==> căn cứ vào Luật Ban hành VBPL để biết thẩm quyền; ngoài ra với từng lĩnh vực cụ thể, cần xem xét luật chuyên ngành.
VD khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, cần áp dụng luật Đất đai, cấp sổ đỏ lần đầu thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện chứ không thuộc về cá nhân Chủ tịch UBND cấp huyện, nhưng cấp sổ đỏ lần 2 lại thuộc về cấp tỉnh
VD xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ áp dụng luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm thuộc về Chủ tịch UBND chứ không thuộc UBND
- Công chức khi thi hành công vụ: chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, nhân viên kiểm lâm, nhân viên thuế, nhân viên quản lý thị trường, thanh tra viên chuyên ngành, …
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi các phương tiện này rời khỏi sân bay, bến cảng, nhà ga (chỉ được quyền tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính, lập biên bản, và giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền ở điểm đến kế tiếp)
+ cơ quan TW của các tổ chức chính trị-XH (6 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Tổng Liên đoàn lao động) phối hợp với UBTV Quốc hội hoặc Chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch (theo luật Ban hành VBQPPL 2008, đến luật Ban hành VBQPPL 2015 thì chỉ còn duy nhất Đoàn Chủ tịch UB TW Mặt trận tổ quốc VN mới được quyền phối hợp với UBTV Quốc hội hoặc Chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch)
– Có nội dung là ý chí của NN: (đây là đặc điểm quan trọng nhất) hình thức biểu hiện của ý chí:
+ thông qua các quy phạm PL:
- Chủ trương, chính sách, biện pháp của NN: VD Nghị định số 99 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường; Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương cho người nước ngoài mua nhà; Nghị quyết của UBND thành phố Hà Nội về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016
- Đặt ra các nguyên tắc: luật của luật, VD nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ được xử phạt 1 lần
- Quy tắc xử sự chung: VD Bộ giáo dục đào tạo ban hành Quy chế chung về đào tạo hệ đại học
- Quy phạm cấm: không được, không cho phép, cấm, nghiêm cấm, VD Nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá
- Quy phạm bắt buộc thực hiện hành vi (VD bắt buộc đội mũ bảo hiểm),
- Quy phạm tùy nghi: là quy phạm trao quyền cho công dân, tức là không cấm, cũng không bắt buộc phải thực hiện
+ thông qua mệnh lệnh áp dụng PL: những mệnh lệnh áp dụng PL mang tính bắt buộc, VD Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A
– Có tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi NN: đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp:
+ tuyên truyền, phổ biến đến người dân
+ biện pháp tổ chức hành chính nội bộ trong NN: chỉ đạo, đôn đốc, công văn hướng dẫn, thông báo,… việc thực hiện luật, nghị định, thông tư tại địa phương, cơ quan mình
+ biện pháp kinh tế: VD áp thuế để hạn chế (thuốc lá, rượu, hàng xa xỉ), chính sách ưu đãi thuế (với các sản phẩm công nghệ cao, nông nghiệp), phạt tiền
+ cưỡng chế: truy cứu hành chính, truy cứu hình sự
– Thủ tục ban hành và hình thức phải tuân theo quy định của PL
Tình huống: 1 vụ tai nạn giao thông, chiến sỹ cảnh sát giao thông đến và lập các văn bản:
+ Biên bản ghi lại vụ tai nạn
+ Biên bản bàn giao vụ việc cho cơ quan hình sự điều tra
+ Quyết định xử phạt hành chính (nếu chưa đến mức hình sự)
+ Bản án của tòa
Hỏi: văn bản nào trong các văn bản trên có đầy đủ các đặc điểm của văn bản PL.
Trả lời: Quyết định xử phạt hành chính, và Bản án của tòa là các văn bản PL. Còn các biên bản là các văn bản hỗ trợ cho văn bản PL.
2. Phân loại văn bản pháp luật
– Dựa vào hiệu lực pháp lý, chia thành:
+ văn bản luật
+ văn bản dưới luật
– Dựa vào chủ thể ban hành, chia thành:
+ văn bản PL của cơ quan lập pháp
+ văn bản PL của cơ quan hành pháp
+ văn bản PL của cơ quan tư pháp
– Dựa vào phạm vi lãnh thổ tác động, có:
+ văn bản cấp trung ương
+ văn bản cấp địa phương
– Dựa vào tính chất pháp lý (nội dung), văn bản PL chia làm 2 loại:
+ văn bản quy phạm PL
+ văn bản áp dụng PL
Văn bản quy phạm PL | Văn bản áp dụng PL | |
Đều là văn bản PL, tức là có đầy đủ 4 đặc điểm của văn bản PL | ||
Nội dung | Chứa quy phạm PLVD:+ bộ luật hình sự+ luật cán bộ, công chức+ luật đất đai+ nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ | Chứa mệnh lệnh áp dụngVD:+ bản án của tòa án+ quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm+ quyết định giao đất, thu hồi đất+ quyết định xử phạt vi phạm hành chính |
Đối tượng áp dụng | Là tổ chức, cá nhân trừu tượngVD: mọi công dân, doanh nghiệp, trẻ em, nhà đầu tư, … | Là người, tổ chức cụ thểVD: ông Nguyễn Văn A, công ty X, … |
Số lần thực hiện | Nhiều lần, lặp đi lặp lại | 1 lần duy nhất |
Tính chất bắt buộc | Có tính bắt buộc chung | Bắt buộc với đối tượng cụ thể |
II. Tiêu chí đánh giá chất lượng VBPL
Văn bản quy phạm PL có chất lượng khi đáp ứng đồng thời những tiêu chí sau:
1. Tiêu chí về chính trị
– Có nội dung phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng: cơ sở là Điều 4 Hiến pháp, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, NN thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành PL
– Phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người dân: nhằm đảm bảo tính khả thi của văn bản, thể hiện tính dân chủ
2. Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp
a. Tính hợp hiến của văn bản
– Phải có nội dung phù hợp với quy định cụ thể của Hiến pháp.
VD thông tư 334 của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe của người tham gia giao thông đường bộ, trong đó có quy định về chiều cao dưới 1.4m, nặng dưới 40kg, vòng ngực dưới 60cm thì không được tham gia giao thông ==> vi phạm quy định về quyền tự do đi lại của người dân được quy định trong Hiến pháp
– Phải có nội dung phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp
– Phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp
b. Tính hợp pháp
VBPL phải phù hợp với các quy định của PL, tức là:
– Phải đúng thẩm quyền:
+ đúng thẩm quyền về hình thức: sử dụng đúng tên gọi do luật quy định. VD chính phủ ban hành Nghị định, Chính phủ không được ban hành Luật
+ đúng thẩm quyền về nội dung: là ban hành văn bản PL để giải quyết công việc hay điều chỉnh 1 lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình
– Phải có nội dung hợp pháp:
+ VBQPPL của cấp dưới phải phải có nội dung phù hợp với VBQPPL của cấp trên
+ nội dung VBADPL phải phù hợp với VBQPPL: ví dụ, khung hình phạt tù đối với tội A là từ 3 đến 10 năm, thì tòa không thể ban hành bản án phạt tù 11 năm, hay cho hưởng án treo
– Phải đúng căn cứ pháp lý:
+ văn bản được dùng làm căn cứ phải đang có hiệu lực pháp lý
+ phải có nội dung điều chỉnh liên quan trực tiếp đến VBQPPL viện dẫn làm căn cứ
– Phải đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của PL
– Được ban hành đúng thủ tục và trình tự
3. Tiêu chuẩn về tính hợp lý
Hợp lý có nghĩa và ban hành 1 VBPL để giải quyết 1 lĩnh vực, 1 công việc một cách tối ưu nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Biểu hiện của tính hợp lý:
– Có nội dung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn: VD 1 thông tư của bộ Giáo dục đào tạo có quy định Bà mẹ VN anh hùng đi thi đại học được cộng 2 điểm ==> không phù hợp với thực tiễn vì chưa từng có bà mẹ VN anh hùng nào thi đại học
– Phù hợp với đạo đức, tôn giáo, thuần phong mỹ tục: VD quy định mỗi đám tang chỉ được có tối đa 5 vòng hoa, tuy mục đích để tiết kiệm, nhưng không phù hợp với phong tục về tang lễ các vùng miền
– Phải ban hành kịp thời
– Sử dụng ngôn ngữ diễn tả đúng quy tắc:
+ ngôn ngữ phải đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc
+ đảm bảo tính chính xác, 1 nghĩa
+ đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu
– Tính thống nhất
– Đảm bảo kết cấu văn bản lo-gic, chặt chẽ:
+ nội dung khái quát trình bày trước nội dung cụ thể
+ nội dung quan trọng trước, ít quan trọng sau
+ quy định về quyền và nghĩa vụ trước quy định về trình tự thực hiện
+ theo trình tự diễn biến của công việc (theo bộ luật Tố tụng hình sự / bộ luật Tố tụng dân sự, luật khiếu nại tố cáo, …)
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Xây dựng văn bản pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-xay-dung-van-ban-phap-luat?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: