fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương IV

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN chương IV với nội dung về khu vực đầu tư ASEAN tập trung làm rõ những quy định và chính sách thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Chương này phân tích các cơ chế pháp lý quan trọng như ACIA (Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN), các nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp.

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương IV

Chương 4: Khu vực đầu tư Asean

1. Khái quát về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

a) Định nghĩa khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

– Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area – AIA) là khu vực đầu tư giữa các nước ASEAN, mà tại đó các quốc gia thành viên tiến hành các hoạt động tự do hóa, bảo hộ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khối, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển năng động của ASEAN.

b) Cơ sở pháp lý của AIA

– Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) năm 2009

– Các gói cam kết của các quốc gia thành viên:

+ Gói cam kết chung của cả khối

+ Gói cam kết là kết quả của các vòng đàm phán

2. Nội dung pháp lý của AIA

a) Một số khái niệm pháp lý trong AIA

– Đầu tư: là quá trình huy động và sử dụng vốn vào 1 hoạt động kinh tế cụ thể nhằm thu lợi nhuận và / hoặc lợi ích kinh tế xã hội

Có 2 hoại đầu tư:

+ đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý, điều hành hoạt động đầu tư

+ đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

– Trong AIA thì đầu tư được hiểu là “đầu tư trực tiếp”

– Nhà đầu tư ASEAN: là thể nhân hoặc pháp nhân của quốc gia thành viên đã và đang tiến hành đầu tư trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác (Điều 4 – ACIA)

Thể nhân: là bất cứ thể nhân (cá nhân) nào có quốc tịch hoặc quyền công dân, hoặc quyền thường trú tại 1 quốc gia theo PL của quốc gia đó

– Khoản đầu tư: là mọi hình thức tài sản do nhà đầu tư sở hữu hoặc có quyền định đoạt (Điều 4 – ACIA), gồm:

+ Động sản và bất động sản cùng các quyền tài sản khác như thế chấp, cầm cố hoặc đặt cọc

+ Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy nợ và bất kì hình thức khác tham gia vào pháp nhân và các quyền hay lợi ích phát sinh từ đó

+ Quyền sở hữu trí tuệ được công nhận theo PL của mỗi quốc gia thành viên

+ Quyền đòi nợ hoặc quyền đối với việc thực hiện hợp đồng liên quan tới kinh doanh và có giá trị tài chính

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương IV
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương IV

b) Tự do hóa đầu tư

– Là việc xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư:

+ xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư (khoản 3 Điều 3 ACIA 2009) đối với các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, khai thác đá, các dịch vụ phụ trợ các lĩnh vực trên, và bất kỳ lĩnh vực nào khác mà được tất cả các thành viên đồng ý

+ xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư:

  • Xóa bỏ các biện pháp liên quan đến yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài (dẫn chiếu tới Hiệp định TRIMs của WTO):
  • Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa: quốc gia yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng hàng hóa hay nguyên vật liệu đầu vào sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa nhất định.

Ví dụ: Năm 2012, Chính phủ Thái Lan ban hành quy định: thiết bị điện tử được sản xuất bởi các công ty đăng ký thành lập và tham gia hoạt động sản xuất ở Thái Lan phải có hàm lượng nội địa tối thiểu 25% trong năm đầu tiên. Tỷ lệ này sẽ tăng 5% mỗi năm và phải đạt tối đa 45% trong 5 năm.

  • Yêu cầu về cân bằng thương mại: tức là yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu một số lượng hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì phải xuất khẩu số lượng hàng hóa có giá trị tương ứng
  • Xóa bỏ các biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp: sắp xếp nhân sự trong bộ máy quản lý (VD yêu cầu bắt buộc phải có bao nhiêu công dân nước sở tại trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp đầu tư tại nước sở tại)

+ xóa bỏ các biện pháp phân biệt đối xử:

  • Giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài: ==> áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia: đối xử với nhà đầu tư nước ngoài như với nhà đầu tư trong nước
  • Giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau: ==> áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc: dành chế độ đãi ngộ như nhau cho các nhà đầu tư ASEAN và các khoản đầu tư của họ

– Ngoại lệ: Điều 9, 10, 17 và 18 ACIA 2009 (là các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng)

c) Bảo hộ đầu tư

– Mục đích:

+ Đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ

+ Đối xử công bằng và bình đẳng đối với các nhà đầu tư và bảo hộ đầy đủ đối với các khoản đầu tư và các lợi ích khác của nhà đầu tư

Đối xử công bằng và bình đẳng: trong các hoạt động pháp lý và hành chính, tức là các quy định về thủ tục hành chính, hoặc các quy định về pháp lý đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư với nhau

– Nội dung bảo hộ đầu tư:

+ Bồi thường trong trường hợp mất ổn định (Điều 12 ACIA): quốc gia sở tại có trách nhiệm bồi thường nếu những bất ổn về chính trị, chính sách ảnh hưởng đến các nhà đầu tư

+ Đảm bảo hoạt động chuyển tiền (Điều 13 ACIA)

+ Tịch biên và bồi thường (Điều 14 ACIA)

+ Thế quyền (Điều 15 ACIA)

+ Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên (Điều 28 – 41 ACIA)

Chú ý: thông thường theo Luật quốc tế thì khi nhà đầu tư có nước ngoài có tranh chấp với 1 quốc gia thì nhà đầu tư đó sẽ thông qua chính phủ nước mình để giải quyết tranh chấp, tức là khi đó giải quyết tranh chấp sẽ là giữa quốc gia  với quốc gia. Tuy nhiên, trong ACIA thì cho phép nhà đầu tư trực tiếp giải quyết tranh chấp với 1 quốc gia thành viên ==> đây được đánh giá là tư tưởng rất hiện đại của ASEAN

d) Xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư (Điều 24, 25 ACIA)

– Xúc tiến đầu tư gồm các hoạt động (Điều 24 ACIA):

+ Ban hành các chính sách đầu tư

+ Bổ sung ngành nghề đầu tư và mạng lưới sản xuất

+ Tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư…

+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các công ty xuyên quốc gia

– Thuận lợi hóa đầu tư (Điều 25 ACIA):

+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính

+ Công khai thông tin liên quan đến đầu tư

+ Thành lập cơ quan một cửa về đầu tư

+ Củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư

+ Tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp

——————–

Ngày 16/10/2016

Giảng viên: cô …

Vấn đề 5: Các vấn đề pháp lý về hợp tác ngoại khối – Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

I. Cơ chế hợp tác ngoại khối

  1. Định nghĩa

– Hợp tác ngoại khối là quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài (không bao gồm quan hệ hợp tác giữa từng quốc gia thành viên với bên ngoài).

  1. Nguyên tắc hợp tác ngoại khối

– Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

– Các nguyên tắc chung của ASEAN

– Các nguyên tắc hợp tác ngoại khối đặc thù:

+ Không phương hại thỏa thuận song phương hiện có

+ Bổ sung và không thay thế cho những khả năng hợp tác của ASEAN

+ Ưu tiên dự án có lợi cho tất cả thành viên

+ Hợp tác không điều kiện (nếu có, áp dụng như nhau cho tất cả các thành viên)

+ Có thể tiến hành ngoài khu vực nếu được thỏa thuận

  1. Thiết chế điều phối

– Thiết chế có thẩm quyền chung (Điều 41 Hiến chương): điều phối toàn diện hoạt động của ASEAN, trong đó có hợp tác ngoại khối, gồm:

+ Cấp cao ASEAN (định hướng chiến lược)

+ Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (đảm bảo nhất quán và đồng bộ trong quan hệ đối ngoại)

+ Hội đồng điều phối ASEAN (quy định thủ tục ký điều ước quốc tế)

+ Hội đồng cộng đồng ASEAN

– Thiết chế đối ngoại chuyên trách (Điều 42 Hiến chương): điều phối quan hệ hợp tác ngoại khối, gồm:

+ Điều phối viên đối thoại: là quốc gia thành viên, có chức năng đại diện chính thức cho ASEAN trong đối ngoại, với nhiệm vụ điều phối và thúc đẩy lợi ích của ASEAN trong quan hệ với đối tác

+  Ủy ban ASEAN ở bên thứ ba: là ủy ban của ASEAN ở nước thứ ba hoặc bên cạnh tổ chức quốc tế, có chức năng  hỗ trợ cho điều phối viên đối thoại, với nhiệm vụ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ nhà hoặc tại tổ chức quốc tế

  1. Quy chế dành cho các đối tác (Điều 44 Hiến chương)

Chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau:

– Khách mời: hợp tác ở mức độ khởi đầu, được mời tham dự các cuộc họp của ASEAn để lắng nghe quan điểm của ASEAN và quan điểm của các quốc gia trong khu vực

– Quan sát viên: dành cho quốc gia có tiềm năng gia nhập ASEAN, quan sát viên được tham dự các cuộc họp từ cấp bộ trưởng ASEAN trở lên, lắng nghe ý kiến của các thành viên ASEAN, tuy nhiên không được quyền bỏ phiếu

– Đối tác phát triển: hợp tác đặc biệt, thể hiện định hướng hợp tác trong từng giai đoạn

– Đối thoại theo lĩnh vực: hợp tác trong một số lĩnh vực, VD đối thoại hợp tác với ASEAN trong hợp tác kinh tế

– Đối thoại đầy đủ: hợp tác tương đối toàn diện trong tất cả các lĩnh vực

Một số khuôn khổ hợp tác ngoại khối của ASEAN

– ASEAN + 1: hợp tác giữa ASEAN với 1 nước bên ngoài

– ASEAN + 3: hợp tác giữa ASEAN với Trung, Nhật, Hàn

– Cấp cao Đông Á (AES, gồm 18 thành viên): 10 nước ASEAN, Trung, Nhật, Hàn, Nga, Mỹ, Úc, Ấn Độ, New Zealand

– ARF: 27 thành viên, bao gồm AES và các nước Canada, Mông Cổ, Triều Tiên, EU, Pakistan, …

– Cấp độ hợp tác: cấu trúc đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau

– Nội dung hợp tác: bao trùm tất cả các lĩnh vực Chính trị-an ninh, Kinh tế, Văn hoá – xã hội

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Pháp luật cộng đồng Asean: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-cong-dong-asean?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.