Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Tội phạm học chương IV cung cấp kiến thức về Nguyên nhân của tội phạm, một chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu tội phạm học. Chương này giải thích các yếu tố xã hội, tâm lý, kinh tế, và văn hóa có thể dẫn đến hành vi phạm tội. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về những lý thuyết và mô hình giải thích nguyên nhân tội phạm, từ yếu tố cá nhân đến tác động từ môi trường sống và các yếu tố xã hội vĩ mô.
Bài giảng môn học Tội phạm học chương IV
Chương 4: Nguyên nhân của tội phạm
I. Khái niệm
– Là tổng hợp các nhân tố mà trong sự tác động qua lại giữa chúng dẫn tới việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.
Chú ý: khác với chương II khi nghiên cứu các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm là do các nhân tố đơn lẻ, còn ở chương IV coi nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp của tất cả các nhân tố
– Các nhân tố gồm:
+ thuộc về cá nhân người phạm tội
+ thuộc về môi trường, xã hội
+ tình huống cụ thể
– Nhân tố môi trường, xã hội:
+ môi trường xã hội vĩ mô: là môi trường lớn, không trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của cá nhân, như đường lối chính sách, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, tuyên truyền phổ biến PL
+ môi trường xã hội vi mô: là các tiểu môi trường, trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cá nhân, như môi trường gia đình, trường lớp, nơi làm việc, khu dân cư, các đoàn hội mà cá nhân tham gia
VD: 1 đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà bị bố mẹ ngược đãi, hay dùng bạo lực thì khi lớn lên sẽ có khuynh hướng chống đối xã hội
– Khi phân tích về vai trò của môi trường xã hội không thuận lợi đối với sự hình thành nhân cách người phạm tội, người ta chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: hình thành khuynh hướng chống đối xã hội của cá nhân
+ Giai đoạn 2: hình thành quyết định phạm tội
+ Giai đoạn 3: thực hiện hành vi phạm tội
II. Tình huống cụ thể
1. Khái niệm
– Tình huống cụ thể là toàn bộ những cơ hội, hoàn cảnh có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hành vi phạm tội.
– Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như 1 nguyên nhân phát sinh tội phạm.
2. Phân loại tình huống cụ thể
– Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể:
+ tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài được chủ thể cảm nhận bế tắc, không lối thoát. Ví dụ A và B là 2 vợ chồng, A thường xuyên đánh đập chị B, 1 lần sau khi bị chồng đánh, chị B đã dùng dao đâm chết chồng ==> trong trường hợp này chị A được coi đã lâm vào “tình huống căng thẳng, kéo dài, không lối thoát”
+ tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng. Ví dụ A và B là 2 vợ chồng, không hề có mâu thuẫn nào, nhưng trong 1 lần anh A chứng kiến chị B ngoại tình với anh C trong nhà mình, và anh A đã dùng dao đâm chết anh C ==> anh A đã lâm vào “tình huống nhanh chóng, chớp nhoáng”
+ tình huống dễ dàng, thuận lợi. Ví dụ chủ xe máy đỗ xe trên vỉa hè vào cửa hàng mua đồ nhưng lại quên không rút chìa khóa xe; hoặc chủ nhà đi vắng mà quên không khóa cửa
– Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện của tình huống:
+ tình huống do con người tạo ra: Ví dụ anh A lập ra Công ty nhưng thực chất để che đậy cho việc chiếm đoạt tài sản
+ tình huống do tự nhiên tạo ra: ví dụ lợi dụng nhà hàng xóm bị hỏa hoạn do chậm điện liên sang “hôi của”
3. Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội
– Trong 1 số trường hợp, tình huống cụ thể đóng vai trò là 1 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội
– Trong 1 số trường hợp khác, tình huống cụ thể chỉ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (trước đó đã có sẵn động cơ) dễ dàng, nhanh chóng thức hiện hành vi phạm tội.
III. Nạn nhân của tội phạm
– Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hai gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
– Hai loại nạn nhân:
+ nạn nhân trực tiếp
+ nạn nhân gián tiếp: người sống phụ thuộc vào nạn nhân trực tiếp, VD con nhỏ, cha mẹ già
– Trong 1 số trường hợp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân phát sinh tội phạm hoặc là nguyên nhân thúc đẩy tội phạm được thực hiện. VD chủ tài sản để tài sản hớ hênh, cô gái ăn mặc lẳng lơ đi vào nơi vắng vẻ
– Một số trường hợp phát sinh tội phạm có liên quan đến nạn nhân:
+ nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế. VD nạn buôn người, lừa đảo người lao động xuất ngoại
+ nạn nhân phô trương tài sản, hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản
+ nạn nhân hám lợi, phản trắc, bội bạc
+ khả năng tự bảo vệ của nạn nhân còn hạn chế
+ sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân
+ nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái PL
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Tội phạm học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-toi-pham-hoc?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: