fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương III

“Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương III” đi sâu vào pháp luật về thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nội dung bài giảng hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện thủ tục đầu tư, từ giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật.

Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương III

Chương 3: Pháp luật về thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Dự án đầu tư

– Quan niệm về dự án đầu tư (Điều 3): Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Câu hỏi: Tại sao lại chỉ có “trung hạn” hoặc “dài hạn” mà không có “ngắn hạn” ?

– Đặc điểm:

+ dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất, có thể chia làm 2 loại:

  • Dự án tiền khả thi
  • Dự án khả thi

+ dự án đầu tư được xác định về không gian và thời gian:

  • Không gian: đầu tư trong nước, đầu tư từ VN ra nước ngoài, đầu tư từ nước ngoài vào VN ==> mục đích để quy định thủ tục về giấy phép đầu tư
  • Thời gian: với các dự án tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thì thời gian thực hiện không quá 70 năm. Với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thì thời hạn tối đa là 50 năm. Trường hợp dự án ở những vùng sâu, vùng xa, khó khăn, … thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 năm

+ các dự án đầu tư đều liên quan đến các hình thức đầu tư cụ thể. Có 2 hình thức đầu tư: trực tiếp và gián tiếp:

 Đầu tư trực tiếpĐầu tư gián tiếp
Về bản chất của quan hệ đầu tưLà việc nhà đầu tư bỏ vốn và trực tiếp quản lý việc đầu tư.VD cử người tham gia điều hành dự án đầu tưNhà đầu tư chỉ bỏ vốn mà không quản lý việc đầu tư.VD các dự án ODA
Khác biệt về điều kiệnThường không kèm theo điều kiện (vì đều ngang bằng với nhau)Thường kèm theo các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, thậm chí cả chính trị
Khác biệt về hưởng lợi íchLợi ích của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả thực hiện dự án đầu tưThường theo sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với chính phủ của nước tiếp nhận đầu tư
Về triển khai thực hiện dự án đầu tưĐược thực hiện thông qua các hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, hợp đồng BCC / PPPChủ yếu theo cam kết

2. Phân loại dự án đầu tư

– Mục đích của phân loại dự án đầu tư:

+ để xác định rõ thẩm quyền phê duyệt, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư và các dự án không phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư

Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương III
Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương III

+ để nhằm áp dụng và thực hiện các biện pháp ký quỹ, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Ví dụ với dự án đến 300 tỷ thì nhà đầu tư phải ký quỹ đến 3% vốn đầu tư, trên 300 đến 1000 tỷ thì ký quỹ 2% vốn đầu tư, trên 1000 tỷ thì ký quỹ 1% vốn đầu tư

+ để nhằm thực hiện quản lý NN đối với các dự án đầu tư

+ phân loại dự án đầu tư là cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động đầu tư

–  Phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí:

+ căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:

  • Vốn của NN
  • Vốn của tổ chức cá nhân
  • Vốn hỗn hợp NN và tư nhân

+ căn cứ vào tổ chức quản lý:

  • Dự án đầu tư trực tiếp
  • Dự án đầu tư gián tiếp

+ căn cứ vào các hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, ký kết thực hiện hợp đồng, …

+ căn cứ vào phương thức đầu tư:

  • Đầu tư trong nước
  • Đầu tư từ VN ra nước ngoài
  • Đầu tư từ nước ngoài vào VN

3. Quy trình thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư

a. Quy trình dự án

Gồm 3 bước:

+ chuẩn bị đầu tư

+ thực hiện đầu tư

+ kết thúc đầu tư

b. Thủ tục đầu tư

– Thẩm quyền của các cơ quan NN đối với dự án đầu tư: thẩm quyền phê duyệt theo 4 mức của dự án đầu tư theo quy định của Luật xây dựng, gồm dự án đầu tư quan trọng của quốc gia, dự án nhóm A, B, C, tương ứng với các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:

+ Thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội

+ Thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng

+ Thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

– Người có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Ban Quản lý dự án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư nằm trong khu kinh tế, công nghiệp, chế xuất

+ Sở Kế hoặc đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án nằm ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất

Lưu ý: nếu dự án đầu tư thuộc nhiều tỉnh thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc cấp Bộ hoặc cơ quan ngang bộ. VD dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai sẽ do Bộ Giao thông cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Các dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ các dự án đầu tư trong nước

+ các dự án được quy định tại khoản 2 Điều 23 (dự án có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51% vốn điều lệ)

Chú ý: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Luật đầu tư 2005 nhập 2 giấy trên làm 1, tuy nhiên đến Luật đầu tư 2014 lại tách riêng 2 giấy trên. Lý do là khi nhập 2 giấy trên làm 1, khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh thì lẽ ra chỉ cần thay đổi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ phải thay đổi cả Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hoặc khi dự án đầu tư kết thúc mà doanh nghiệp muốn thực hiện dự án đầu tư khác thì lẽ ra chỉ cần xin Giấy phép đăng ký đầu tư thì theo luật 2005 sẽ phải thay đổi cả Giấy đăng ký kinh doanh.

– Triển khai dự án đầu tư: xem Nghị định 59 năm 2015

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Đầu tư: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dau-tu?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.