fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương I

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương I cung cấp kiến thức cơ bản về Khoa học luật tố tụng hành chính và các nguyên lý cơ bản của luật tố tụng hành chính. Trong chương này, sinh viên sẽ được làm quen với những khái niệm nền tảng, phạm vi điều chỉnh và các nguyên tắc quan trọng trong luật tố tụng hành chính. Môn học không chỉ giúp người học hiểu rõ về quy trình giải quyết tranh chấp hành chính mà còn rèn luyện khả năng vận dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương I

Chương 1: Khoa học luật TTHC và luật TTHC

I. Khoa học luật tố tụng hành chính

– Khoa học luật TTHC là 1 ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu các khái niệm, quan điểm, tư tưởng pháp lý về tài phán hành chính và ngành luật TTHC.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật TTHC

– Theo quan niệm chung trên thế giới, tài phán hành chính là việc xem xét và phán quyết về tính hợp pháp, hợp lý của việc thực thi quyền hành pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp hành chính.

    (nói cách khác, tài phán hành chính là vì người dân, vì trong quan hệ hành chính thì cơ quan nhà nước là bên ra mệnh lệnh nên không thể bị thiệt hại, chỉ có người dân là bên phải tuân theo mệnh lệnh hành chính nên có thể bị thiệt hại. Tài phán hành chính là việc xem xét các mệnh lệnh hành chính (của cơ quan nhà nước) có hợp pháp và hợp lý không)

    – Tài phán hành chính trên thế giới: đa dạng hóa phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính: quốc gia không chỉ thiết lập 1 phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính mà thiết lập nhiều phương thức, mục đích là để người dân dễ dàng tiếp cận các phương pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước cơ quan nhà nước. Các phương pháp tài phán hành chính gồm:

    Giải quyết khiếu nại hành chính: là phương pháp thuần túy hành pháp (tức là dùng quyền hành pháp để kiểm tra việc thực thi hành pháp). Đây là phương pháp tài phán hành chính cổ điển, được hầu hết các quốc gia áp dụng (có cả VN).

    Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương I
    Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương I

    VD chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt xây dựng không phép ==> đây là quyết định dựa trên cơ sở quyền hành pháp, nếu người dân cho rằng quyết định xử phạt là không đúng thì thực hiện khiếu nại hành chính. Đơn khiếu nại sẽ được gửi theo thủ tục khiếu nại hành chính lên UBND xã, và lại chính chủ tịch UBND xã sẽ giải quyết đơn khiếu nại đó. Nếu người dân thấy việc giải quyết khiếu nại chưa thỏa đáng, thì có quyền khiếu nại lần 2 lên cơ quan hành chính cấp trên là UBND cấp huyện. Và UBND cấp huyện sẽ lại sử dụng thủ tục hành chính để giải quyết Đơn khiếu nại đó.

    ==> có nhược điểm: “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, không khách quan, dễ bao che

    ==> có ưu điểm:

    giải quyết vụ việc 1 cách nhanh chóng, dứt điểm: vì cùng là 1 người giải quyết nên nắm rất rõ vụ việc, không mất thời gian phải tìm hiểu lại (nếu để người khác xem xét). UBND hoàn toàn có thể sửa đổi, hoặc thậm chí thay thế quyết định hành chính đã ban hành (để giải quyết ngay lập tức tranh chấp)
    tăng cường mối quan hệ của cơ quan hành chính với người dân: nếu cơ quan hành chính giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, được người dân tin tưởng

    Giải quyết tranh chấp hành chính tại tòa án: là phương pháp thuần túy tư pháp (vì tòa án sử dụng quyền tư pháp để giải quyết tranh chấp hành chính, và cũng dùng thủ tục tư pháp để giải quyết)

    ==> có ưu điểm: khách quan (vì tòa án độc lập với cơ quan hành chính), thủ tục tố tụng chặt chẽ

    ==> có nhược điểm:

    thời gian giải quyết lâu: phải tuân theo thủ tụng tố tụng hành chính
    tòa án chỉ xét xử theo PL, nên không thể hoàn toàn “thấu tình, đạt lý”
    Chú ý: tòa án không phải là phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế cho khiếu nại, mà 2 phương pháp này hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau.

    • Giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan tài phán hành chính: đây là phương pháp nửa hành pháp, nửa tư pháp. Gọi là “nửa hành pháp” là vì cơ quan tài phán hành chính là 1 cơ quan trong bộ máy hành chính (điển hình là Pháp, theo đó bộ máy hành chính có 2 chức năng là hành chính quản lý, và hành chính tài phán). Gọi là “nửa tư pháp” vì mặc dù cơ quan tài phán hành chính nằm trong bộ máy hành chính nhưng lại được tổ chức độc lập với các cơ quan hành chính khác (ở VN cơ quan này độc lập với các bộ, UBND, chỉ trực thuộc TW) ==> khá giống với tòa án, và khi giải quyết vụ tranh chấp hành chính, thì cơ quan tài phán hành chính sử dụng 1 thủ tục riêng (tương tự với thủ tục tố tụng hành chính ở VN) ==> có tính tư pháp

    ==> có ưu điểm của phương pháp khiếu nại hành chính và tòa án hành chính:

    vì dùng quyền hành pháp nên sẽ giải quyết vụ việc một cách toàn diện, thậm chí có thể ra quyết định thay thế văn bản hành chính đã gây ra tranh chấp
    vẫn đảm bảo được tính khách quan
    ==> có nhược điểm: quyền lực quá mạnh ==> dễ dẫn đến sai lầm, nguy hại cho nền hành chính, cho người dân ==> cần có người đủ tài năng và đức độ

    • Giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan trung gian hòa giải hành chính: đây là phương thức “nửa quyền lực nhà nước, nửa quyền lực xã hội”. Phương thức giải quyết tranh chấp này bắt nguồn từ Pháp, sau đó đã được hơn 130 quốc gia học tập và áp dụng theo.

    Cơ sở của phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan trung gian hòa giải hành chính: tranh chấp hành chính là tranh chấp giữa người dân và nhà nước, nếu xét xử tại tòa án hay tại cơ quan tài phán thì không công bằng vì cả 2 cơ quan này đều sử dụng quyền lực nhà nước, áp dụng PL do nhà nước ban hành ==> ra đời cơ quan trung gian hòa giải hành chính: đây là cơ quan nhà nước, nhưng khi giải quyết tranh chấp lại không dựa vào quyền lực nhà nước mà dựa vào sự công bằng và lẽ phải (equity), cũng không ra phán quyết mà chỉ đưa ra khuyến nghị để giải quyết tranh chấp. Khuyến nghị tuy không có tính ràng buộc PL bắt buộc các bên chủ thể phải thực hiện, nhưng các khuyến nghị này được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu chủ thể không thực hiện), tạo nên sức ép dư luận. Trong thực tế thì các chủ thể tranh chấp đều tự giác thi hành các phán quyết của cơ quan trung gian hòa giải hành chính (vì không muốn bị mất uy tín, bị dư luận lên án)

    VN đã thí điểm mô hình này, với cơ quan có tên là Hội đồng cạnh tranh để giải quyết tranh chấp quy định trong Luật cạnh tranh.

    – Tài phán hành chính ở VN:

    • các hoạt động có tính tài phán hành chính
    • duy trì 2 phương thức giải quyết tranh chấp hành chính:

    giải quyết khiếu nại hành chính
    giải quyết vụ án hành chính tại tòa án nhân dân

    • Mô hình tổ chức giải quyết tranh chấp hành chính:

    – Có 2 mô hình chính trên thế giới là Nhất hệ tài phán và Lưỡng hệ tài phán.

    – Nhất hệ tài phán: chỉ có 1 hệ thống tòa án chung, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính

    • Tòa án tối cao <== Các tòa án địa phương

    trong đó: các tòa án địa phương được thành lập theo cấp hành chính ==> đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình giải quyết các loại vụ án và cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Tuy nhiên, có nhược điểm

    tính khách quan không cao vì tòa án địa phương thường có mối quan hệ mật thiết với cơ quan hành chính cùng cấp
    không đảm bảo được tính đặc thù của xét xử hành chính: ví dụ khi xét xử tranh chấp về đất đai thì cần am hiểu PL về đất đai, xét xử về hôn nhân gia đình thì cần am hiểu PL về hôn nhân gia đình ==> trong khi chỉ có 1 tòa chung, thẩm phán của tòa chung không thể chuyên sâu về nhiều lĩnh vực PL
    – Lưỡng hệ tài phán: có nhiều hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp riêng cho từng lĩnh vực, trong đó có hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính riêng.

    • Hệ thống tòa án / Cơ quan tài phán hành chính độc lập (với các hệ thống tòa án khác): được thành lập theo cấp xét xử ==> đảm bảo được tính đặc thù của xét xử hành chính. Tuy nhiên nhược điểm là không đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình xét xử, và cơ cấu tổ chức cồng kềnh. VD ở Pháp có hệ thống Cơ quan tài phán hành chính độc lập, ở Đức có hệ thống Tòa án hành chính độc lập với các hệ thống tòa án khác (như hệ thống tòa dân sự, hệ thống tòa hình sự, …)
    • Hệ thống các tòa án khác: như hệ thống tòa dân sự, hệ thống tòa hình sự, hệ thống tòa tài chính, …

    – Một số quốc gia lại theo mô hình trung gian: thành lập các Phân tòa hành chính trong Tòa án chung. Có các đặc điểm:

    • chỉ có 1 hệ thống tòa án chung
    • có các Phân tòa hành chính trong tòa án chung: đảm bảo tính đặc thù trong xét xử hành chính

    – VN theo mô hình trung gian này. (mặc dù không hoàn toàn chính xác). Trước đây PL về tố tụng hành chính của VN sao chép rất nhiều PL tố tụng hành chính của Trung Quốc (thông qua đại học Vân Nam). Tuy nhiên hiện nay thì PL về tố tụng hành chính của VN đã hoàn thiện hơn Trung Quốc.

    • Tài phán hành chính VN

    – Tài phán hành chính theo nghĩa hẹp ở VN là hoạt động giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của PL Tố tụng hành chính nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi hoạt động quản lý hành chính nhà nước, góp phần bảo đảm tuân thủ triệt để PL trong quản lý hành chính nhà nước.

    – Các đặc điểm của tài phán hành chính tại VN:

    • Cơ quan tài phán hành chính ở VN là Tòa án nhân dân: cụ thể là Tòa hành chính trong tòa án các cấp (chú ý: nói “Tòa án hành chính” trong tòa án chung là sai, vì chỉ là 1 phân tòa)
    • Đối tượng của tài phán hành chính là các hình thức của việc thực thi quyền hành pháp theo quy định của PL
    • Tài phán hành chính được thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính: chú ý: thủ tục tố tụng hành chính là 1 thủ tục tư pháp (là 1 trong 3 thủ tục tư pháp cùng với tố tụng hình sự, và tố tụng dân sự), chứ không phải là thủ tục hành chính.
    • Mô hình tài phán hành chính ở VN

    – TANDTC ==> Hội đồng thẩm phán ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm, và Thẩm quyền đặc biệt

    – TAND cấp cao ==>

    • Ủy ban thẩm phán cấp cao ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm vụ án đã được xử ở cấp tỉnh, cấp huyện
    • Tòa hành chính cấp cao ==> Phúc thẩm vụ án hành chính đã qua sơ thẩm ở Tòa hành chính cấp tỉnh

    – TAND cấp tỉnh ==> Tòa hành chính cấp tỉnh ==> Sơ thẩm một số vụ án hành chính, Phúc thẩm vụ án hành chính đã qua sơ thẩm ở TAND cấp huyện

    – TAND cấp huyện ==> Sơ thẩm một số vụ án hành chính

    • Đối tượng của tài phán hành chính ở VN (Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015)

    – Quyết định hành chính (khoản 1 Điều 3 Luật TTHC): là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

    Quyết định hành chính bị kiện (khoản 2 Điều 3 Luật TTHC): là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Đặc điểm của quyết định hành chính là đối tượng của tài phán hành chính ở VN:

    • phải bằng văn bản
    • do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành
    • phải là quyết định cá biệt: như vậy người dân không thể khiếu kiện về quyết định hành chính quy phạm (hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng quy định điều này, ngoại trừ 1 số quốc gia cho phép người dân khiếu kiện quyết định quy phạm)

    Chú ý: quyết định hành chính được thể hiện có thể bằng văn bản hoặc bằng hành vi (hiệu lệnh, lời nói, cử chỉ). VD cảnh sát giao thông dừng phương tiện vi phạm luật giao thông đường bộ bằng hiệu lệnh (giơ gậy, tuýt còi). VD áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với người vi phạm hành chính là trẻ vị thành niên và hành vi vi phạm chỉ ở mức cảnh cáo, mà đối tượng vi phạm đã ăn năn hối cải thì không cần phải ra văn bản cảnh cáo, chỉ cần nhắc nhở bằng lời nói.

    Câu hỏi: Tại sao quyết định hành chính bị kiện lại chỉ là văn bản mà không phải là hành vi, phải chăng nếu quyết định hành chính là hành vi thì người dân không được khiếu kiện?

    Trả lời: Người dân không bị hạn chế khiếu kiện quyết định hành chính bằng văn bản hay không bằng văn bản, nhưng nếu quyết định hành chính không bằng văn bản thì người dân có thể khiếu kiện về hành vi hành chính.

    – Hành vi hành chính (khoản 3 Điều 3 Luật TTHC): là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

    Hành vi hành chính bị kiện (khoản 4 Điều 3 Luật TTHC): là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    – Quyết định kỷ luật buộc thôi việc (khoản 5 Điều 3 Luật TTHC): là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

    Câu hỏi: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc có được coi là 1 loại Quyết định hành chính không ?

    Trả lời: Không phải. Quyết định hành chính không phải chỉ là văn bản có tên là “QUYẾT ĐỊNH”, mà có thể là Công văn, Thông báo, Tờ trình, … chỉ cần có nội dung quyết định về 1 vấn đề cụ thể nào đó. VD UBND xã ra Thông báo về việc giải phóng mặt bằng khu vực X, trong đó có yêu cầu các hộ gia đình có công trình xây dựng trong khu vực X phải phối hợp di chuyển tài sản để bàn giao mặt bằng.

    Còn quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải là 1 văn bản có tên là QUYẾT ĐỊNH. Trong số 6 hình thức kỷ luật đối với công chức (theo Luật công chức, viên chức) thì 5 hình thức là công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức (chỉ có quyền khiếu nại), chỉ có hình thức kỷ luật buộc thôi việc (tức là người đó không còn là công chức nữa) thì bản thân người người đó mới được quyền khiếu kiện ra tòa.

    – Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

    – Danh sách cử tri: trong bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND, ví dụ 1 người khiếu nại về việc mình không có tên trong danh sách cử tri (tức là bị vi phạm quyền được bầu cử)

    1. Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật TTHC
      – Phương pháp duy vật biện chứng, duy vât lịch sử

    – Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê

    1. Nhiệm vụ của khoa học luật TTHC
      – Làm sáng tỏ các căn cứ lý luận và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính

    – Kiến nghị hoàn thiện hệ thống PL TTHC

    II. Ngành luật tố tụng hành chính

    1. Khái niệm
      – Là 1 ngành luật trong hệ thống PL VN, bao gồm tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án hành chính.
    2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
      – Đối tượng điều chỉnh:
    • quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với nhau
    • 1 số quan hệ giữa những người tham gia TTHC với nhau
    • quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với những người tham gia TTHC
    • quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

    – Phương pháp điều chỉnh: kết hợp sử dụng phương pháp mệnh lệnh, đơn phương và phương pháp bình đẳng – thỏa thuận

    1. Nguồn của luật TTHC
      – Là các văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm PL TTHC và án lệ hành chính (hiện đã có án lệ số 10 về vụ việc hành chính)
    2. Quan hệ của luật TTHC với các ngành luật khác
      – Cơ quan, người tiến hành TTHC cần phải căn cứ vào các quy phạm PL vật chất liên quan để phán quyết tính hợp pháp của các quyết định, hành vi bị khởi kiện

    – Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện luật TTHC luôn được tiến hành trong mối tương quan mật thiết với các ngành luật vật chất hữu quan.

    ——————-

    Ngày 10/09/2017

    Giảng viên: thầy …

    Tình huống

    Ngày 21/07/2016, Đội quản lý thị trường số 2, Chi cục quản lý thị trường thành phố H kiểm tra một số địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH N. Sau khi kiểm tra, đội quản lý thị trường số 2 đã lập Biên bản vi phạm hành chính, và chi cục quản lý thị trường thành phố H (trực thuộc TW) đã ra Quyết định số 977 ngày 04/08/2016 xử phạt doanh nghiệp về hành vi ghi sai nhãn hiệu của hàng hóa, quyết định xử phạt do chi cục phó chi cục quản lý thị trường thành phố H ký. Trong quá trình kiểm tra, đội quản lý thị trường số 2 đã niêm phong và tạm giữ toàn bộ lô hàng gồm 5000 hộp sữa dê. Công ty N muốn khiếu nại với yêu cầu cụ thể như sau:

    • buộc chi cục phó chi cục quản lý thị trường thành phố H phải xin lỗi doanh nghiệp về hành vi cung cấp một số thông tin không đúng sự thật cho cơ quan báo chí. Trong quá trình kiểm tra, mặc dù chưa có kết quả kiểm định sản phẩm, song ông chi cục phó đã phát biểu trước 1 số cơ quan báo chí rằng sản phẩm của công ty N không đảm bảo chất lượng hàng hóa theo quy định
    • yêu cầu hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 977 vì ký không đúng thẩm quyền
    • bồi thường thiệt hại cho công ty với số tiền 2 tỷ đồng vì cho rằng việc làm của chi cục quản lý thị trường đã khiến sản phẩm của công ty bị khách hàng tẩy chay, chỉ tính riêng số lượng hàng không bán được đã hơn 1 tỷ đồng

    Anh / Chị hãy xác định chủ thể khởi kiện, đối tượng khởi kiện, và tòa án có thẩm quyền xử lý.

    Mô hình tố tụng hành chính tổng quát:

    UBND <==> người dân <==> Tòa án ==> chuẩn bị xét xử ==> sơ thẩm (==> phúc thẩm) ==> thi hành án ==> giám đốc thẩm / tái thẩm

    III. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hành chính

    1. Các nguyên tắc chung
      – Tố tụng hành chính cũng như tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, đều có các nguyên tắc chung:
    • Nguyên tắc pháp chế XHCN trong TTHC
    • Nguyên tắc hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán khi xét xử hành chính
    • Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo PL khi xét xử vụ án hành chính
    • Nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính
    • Nguyên tắc xét xử vụ án hành chính công khai
    • Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHC
    • Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTHC
    • Nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong TTHC
    • Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTHC
    • Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng
    • Nguyên tắc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc trong TTHC
    • Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHC
    1. Nguyên tắc riêng của TTHC
      – Nguyên tắc tiền tố tụng ở 1 số loại việc cụ thể:
    • trước khi khởi kiện ra tòa án, người dân phải thực hiện quyền khiếu nại (Quyền khiếu nại được gọi là thủ tục tiền tố tụng hành chính) đối với Quyết định hành chính, hoặc Hành vi hành chính đến nơi đã ban hành quyết định đó hoặc đã thực hiện hành vi đó.

    Theo Luật khiếu nại thì việc này được gọi là Khiếu nại lần đầu

    • sau khi nhận được Đơn khiếu nại lần đầu, cơ quan nhận đơn có nghĩa vụ trả lời, có 3 hướng trả lời:

    giữ nguyên quyết định ban đầu: thực tế hầu hết rơi vào hướng này
    sửa quyết định đó: thực tế rất ít
    hủy quyết định đó: thực tế hầu như không có

    • nếu người dân vẫn thấy không thỏa mãn, thì thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo lên cơ quan cấp trên của cơ quan đã ra quyết định hành chính bị khiếu nại (theo thứ tự cấp xã ==> huyện ==> tỉnh ==> TW)
    • chỉ sau khi khiếu nại lần 2 mà người dân vẫn không thỏa mãn thì mới được quyền khởi kiện ra tòa án

    IV. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính

    1. Đối tượng xét xử của TTHC
      – Là các Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính từ cơ quan công quyền khi thực thi công vụ mà người dân cho rằng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ ==> người dân được quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính ra tòa án có thẩm quyền.

    – Có 3 loại Quyết định hành chính:

    • quyết định chủ đạo: đưa ra các định hướng chung, mang tính vĩ mô. VD nghị quyết
    • quyết định quy phạm: đặt ra các quy tắc xử sự chung. VD nghị định, thông tư
    • quyết định cá biệt (còn được gọi là Quyết định áp dụng): áp dụng cho từng trường hợp cụ thể

    ==> chỉ có loại Quyết định cá biệt (quyết định áp dụng) mới là đối tượng xét xử của tòa án

    – Hành vi hành chính là các hành vi công vụ của cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước khi thực thi công vụ mà đối tượng bị các hành vi đó tác động cho rằng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

    Hành vi hành chính có thể là hành động, hoặc không hành động.

    1. Thẩm quyền xét xử trong TTHC
      – Chú ý: có 4 cấp tòa (huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao), nhưng chỉ có tòa cấp huyện và tòa cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

    – Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (Điều 31): có quyền xét xử sơ thẩm đối với:

    • quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính từ cấp huyện trở xuống trên cùng địa giới hành chính với tòa, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện
    • quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức cấp huyện trở xuống
    • khiếu kiện về danh sách cử tri bầu Quốc hội, HĐND

    – Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh (Điều 32): có quyền xét xử sơ thẩm đối với:

    • quyết định hành chính, hành vi hành chính của:

    cơ quan hành chính cấp TW: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, TANDTC, VKSNDTC
    cơ quan hành chính cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
    UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
    cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài

    • quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức cấp tỉnh, bộ, ngành TW
    • quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
    • Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện

    – Thẩm quyền xét xử:

    • tòa án cấp huyện: sơ thẩm vụ án hành chính theo thẩm quyền
    • tòa án cấp tỉnh: sơ thẩm vụ án hành chính theo thẩm quyền, phúc thẩm vụ án hành chính
    • tòa án cấp cao: phúc thẩm vụ án hành chính, giám đốc thẩm, tái thẩm
    • tòa án tối cao: giám đốc thẩm, tái thẩm

    V. Cơ quan và cá nhân người tiến hành TTHC

    1. Cơ quan tiến hành TTHC
      – Gồm 2 cơ quan là Tòa án và Viện kiểm sát

    – Tòa án:

    • TANDTC
    • tòa án cấp cao: có 3 tòa án cấp cao đặt tại Hà Nội, Sài Gòn, và Đà Nẵng, gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên
    • tòa án cấp tỉnh: gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên
    • tòa án cấp huyện: không chia thành các tòa chuyên biệt như cấp tỉnh, thẩm phán tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm tất cả các lĩnh vực. Một số đơn vị cấp huyện đặc biệt có thể có tòa chuyên biệt (do Chánh án TANDTC quyết định)

    – Viện kiểm sát:

    • VKSND tối cao
    • VKS cấp cao
    • VKS cấp tỉnh
    • VKS cấp huyện
    1. Người tiến hành TTHC
      – Tòa án:
    • tòa án cấp huyện: Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân
    • tòa án cấp tỉnh: Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân (vì tòa án cấp tỉnh cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm), Chánh tòa (gồm Chánh tòa hành chính, Chánh tòa hình sự, …)
    • tòa án cấp cao: Chánh tòa cấp cao, Thẩm phán cấp cao
    • TANDTC: Chánh án tối cao, Thẩm phán tối cao (do Quốc hội bầu)

    – Viện kiểm sát: Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

    VI. Người tham gia TTHC
    – Nhóm đương sự:

    • người khởi kiện: cá nhân, tổ chức bị quyết định, hành vi hành chính xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp
    • người bị kiện: cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định hành chính hoặc đã có hành vi hành chính bị khởi kiện
    • người có quyền và nghĩa vụ liên quan: có thể về phía người khởi kiện hoặc về phía người bị kiện

    – Nhóm những người tham gia khác: có thể có hoặc không tham gia vào tố tụng

    • người đại diện của đương sự
    • người làm chứng
    • người bào chữa (luật sư)
    • người phiên dịch
    • người giám định

    Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc

    Mời bạn xem thêm:

    Đánh giá bài viết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .