Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương III cung cấp kiến thức về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, một bước quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính. Chương này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về các thủ tục, bước đi cần thiết trước khi đưa vụ án ra xét xử, bao gồm việc thu thập chứng cứ, làm rõ các yêu cầu của các bên và xác định các vấn đề pháp lý quan trọng. Ngoài ra, bài giảng cũng giải thích về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của tòa án trong việc chuẩn bị xét xử, cũng như các quyết định tạm thời có thể được đưa ra trong giai đoạn này.
Bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính chương III
Chương 3: Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
I. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử
Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính
– Chuẩn bị xét xử là giai đoạn được tính từ ngày thụ lý vụ án hành chính cho đến ngày khai mạc phiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn này, tòa án phải thực hiện các công việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và thực hiện các công việc chuẩn bị mở phiên tòa.
– Kết quả của giai đoạn này vô cùng quan trọng, nó đảm bảo tính khách quan của quá trình xét xử sơ thẩm, đảm bảo việc áp dụng đúng PL. Nếu có sai sót trong giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xét xử sau này.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (từ 4 đến 6 tháng), thẩm phán được phân công sẽ ra 1 trong 3 quyết định:
- Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử sơ thẩm: sau khi đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính: khi chưa tìm được đầy đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử. Hết thời hạn tạm đình chỉ, vụ án sẽ được đưa ra xét xử
- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính: chấm dứt quá trình xét xử
– Ngoài 3 quyết định trên, tòa án có thể ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo cho vụ án hành chính được xét xử khách quan, công bằng, tránh gây thiệt hại cho các đương sự. Nội dung của Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc ngưng thực hiện 1 quyết định hành chính, hành vi hành chính: VD khi xem xét Quyết định tháo dỡ nhà của người dân có thể gây thiệt hại cho người dân ==> ra Quyết định đình chỉ thi hành Quyết định tháo dỡ nhà (mặc dù chưa phán quyết quyết định đó là đúng hay sai)
– Chánh án TAND phân công thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án.
– Thẩm phán tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị nội dung, chuẩn bị hình thức, chuẩn bị về cơ sở pháp lý để mở phiên tòa sơ thẩm.
VD: về nội dung: thẩm phán trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ về vụ án hành chính. Thẩm phán phải có 2 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ từ phía người khởi kiện, 1 bộ hồ sơ từ phía người bị kiện (ngoài ra còn có thể có 1 bộ hồ sơ từ phía người có quyền và nghĩa vụ liên quan). Sau đó thẩm phán xây dựng bộ hồ sơ thứ 3: là hồ sơ đánh giá, nhận xét được rút ra từ kinh nghiệm của chính thẩm phán.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: