Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế Chương X: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Chương X cung cấp kiến thức sâu rộng về cách thức xử lý hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong bối cảnh quốc tế. Nội dung bài giảng tập trung vào các quy tắc xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng quốc tế, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như nguyên tắc và thẩm quyền xét xử đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Đây là nền tảng quan trọng để sinh viên hiểu rõ cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và thiệt hại ngoài hợp đồng trong môi trường pháp lý đa quốc gia.
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương X
Chương 10: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
– Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Hợp đồng dân sự trong TPQT là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
+ hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng: mọi quan hệ hợp đồng được giao kết trên cơ sở thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên, gồm hợp đồng về dân sự, thương mại, đầu tư, hôn nhân gia đình, … miễn là đảm bảo yếu tố thỏa thuận và bình đẳng giữa các chủ thể ký kết hợp đồng
+ có yếu tố nước ngoài khi có 1 trong các dấu hiệu:
- Các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau
- Hợp đồng được ký kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể không mang quốc tịch (với cá nhân) hoặc không có trụ sở (với pháp nhân))
- Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài
– Xung đột PL về hợp đồng là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL khác nhau đều có thể áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ hợp đồng phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế.
VD: 1 thương nhân VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa với 1 thương nhân Mỹ, hợp đồng được ký tại Singapore, theo luật VN hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải bằng văn bản, theo luật của Mỹ và Singapore thì hợp đồng có thể được giao kết dưới bất kỳ hình thức nào ==> trường hợp này đã xảy ra hiện tượng xung đột PL về hình thức hợp đồng
II. Phương pháp giải quyết xung đột PL về tính hợp pháp của hợp đồng
– Hợp đồng là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện:
+ chủ thể hợp pháp: chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể
+ nội dung hợp pháp
+ hình thức hợp pháp
– Hình thức của hợp đồng: nguyên tắc chủ đạo để giải quyết xung đột PL về hợp đồng là hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng.
Ngoại lệ: nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì hình thức sẽ theo luật nơi có bất động sản
– Nội dung của hợp đồng: nguyên tắc chủ đạo là áp dụng hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận áp dụng.
VD: Luật thương mại trọng tài quốc tế của Nga 1993 quy định: Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp phù hợp với các quy tắc của luật được các bên tranh chấp lựa chọn.
Luật trọng tài Singapore quy định: Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo quy định của luật được các bên lựa chọn.
Các yêu cầu của việc lựa chọn luật:
+ luật được chọn phải có mối liên hệ với hợp đồng
+ luật được chọn không trái với trật tự công cộng của nước nơi thực hiện hợp đồng
+ luật được chọn không nhằm mục đích lẩn tránh PL
Trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng, thì Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định bởi nguyên tắc chọn luật mà Hội đồng trọng tài thấy thích hợp:
- Thứ nhất: áp dụng nguyên tắc TPQT của quốc gia nơi có mối quan hệ với hợp đồng
- Thứ hai: áp dụng trực tiếp hệ thống PL mà các cơ quan tài phán cho là thích hợp (Luật nơi ký kết hợp đồng, hoặc Luật nơi thực hiện hợp đồng)
- Thứ ba: áp dụng luật của quốc gia nơi xét xử hoặc nơi tiến hành trọng tài
- Thứ tư: Hội đồng trọng tài giải quyết nội dung tranh chấp trên cơ sở lẽ công bằng (Lex mercatoria – Luật xuyên quốc gia: là 1 bộ các nguyên tắc chung và các quy tắc thông dụng được xây dựng và viện dẫn 1 cách tự phát trong thương mại quốc tế, mà không viện dẫn tới 1 hệ thống luật quốc gia cụ thể nào)
Chú ý: nguyên tắc thứ tư này hiện đang được áp dụng rất phổ biến trong giao lưu thương mại thế giới
– Hiệu lực của hợp đồng: hiệu lực về không gian và thời gian sẽ theo sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận thì cơ quan tài phán (tòa án hoặc trọng tài) sẽ xác định luật áp dụng.
– Xác định năng lực chủ thể: áp dụng luật quốc tịch với cá nhân, luật nơi thành lập đối với pháp nhân
2. Theo quy định của điều ước quốc tế
– Điều ước quốc tế đa phương: quan trọng nhất là Quy tắc Rome về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng 2008, gọi tắt là Quy tắc Rome 1 (thay cho Công ước Rome 1980): cả Công ước Rome 1980 và Quy tắc Rome 1 đều cho phép các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc 1 phần của Hợp đồng, nếu các bên không lựa chọn thì luật áp dụng sẽ là luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối với hợp đồng.
Hiện nay VN vẫn chưa là thành viên của cả Công ước Rome 1980 cũng như của Quy tắc Rome 2008. Tuy nhiên khi xây dựng Luật dân sự 2015 thì các quy định về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài đã tham khảo rất nhiều quyên định của 2 điều ước trên.
Chú ý: các bên có thể thỏa thuận chọn nhiều luật áp dụng cho các phần của hợp đồng, ví dụ: phương thức thanh toán có thể áp dụng luật của nước A, quyền và nghĩa vụ của các bên có thể áp dụng luật của nước B, miễn là hợp đồng có mối liên hệ với nước A và nước B.
– Điều ước quốc tế song phương: các hiệp định tương trợ tư pháp
3. Giải quyết xung đột PL về hợp đồng theo PL VN
– Nội dung của hợp đồng: (Khoản 1 Điều 683 Luật dân sự 2015):
+ nguyên tắc chủ đạo là luật do các bên thỏa thuận
+ nếu các bên không thỏa thuận thì áp dụng PL của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng (xác định nơi gắn bó nhất quy định trong Khoản 2 Điều 683)
– Hình thức của hợp đồng: (khoản 7 Điều 683) được xác định theo PL áp dụng đối với hợp đồng đó.
Câu hỏi: Theo quy định tại khoản 7 Điều 683 Luật dân sự VN 2015 thì các bên có thể thỏa thuận hình thức của hợp đồng không ?
Trả lời: Theo khoản 7 Điều 683 thì hình thức của hợp đồng được xác định theo PL áp dụng đối với hợp đồng đó. Theo khoản 1 Điều 683 thì các bên được quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Như vậy có nghĩa là các bên có thể lựa chọn hình thức hợp đồng thông qua việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Ngoại lệ: Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo PL áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo PL của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc PL VN thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại VN. (quy định ngoại lệ này nhằm bảo vệ quyền lợi cho thương nhân VN khi ký kết hợp đồng ở nước ngoài)
VD: thương nhân VN ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Iran tại Iran, luật áp dụng là luật Iran, hợp đồng được lập bằng tiếng Anh, trong khi luật Iran quy định hợp đồng với thương nhân nước ngoài phải bằng tiếng Ả Rập, sau đó tranh chấp xảy ra tại VN, khi đó mặc dù hình thức hợp đồng không theo luật Iran nhưng vẫn phù hợp với luật VN nên vẫn được công nhận tại VN.
– Hiệu lực của hợp đồng:
+ năng lực chủ thể: đối với cá nhân thì áp dụng luật quốc tịch của cá nhân, đối với pháp nhân thì áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân. Nếu hợp đồng được ký kết hay thực hiện tại VN thì năng lực chủ thể của các bên được xác định theo PL VN.
III. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thương)
– Khái niệm: Là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế:
+ chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau
+ hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận đối với các bên chủ thể
– Trong PL VN, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại Khoản1 Điều 27 Luật thương mại 2005: Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
– Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
+ chủ thể là các bên mang quốc tịch khác nhau, hoặc có nơi cư trú khác nhau
+ đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép kinh doanh xuất nhập khẩu
+ hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản
+ nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế
– Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG):
+ VN gia nhập ngày 18/12/2015, là thành viên thứ 84 trên thế giới, là thành viên thứ 2 trong ASEAN (sau Singapore) gia nhập Công ước
+ Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại VN từ 1/1/2017
– Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) do Viện Thống nhất tư pháp quốc tế (UNIDROIT) soạn thảo
– Tập quán về thương mại quốc tế: INCOTERMS 2010
2. Tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Hình thức: theo Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005: Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hình thức khác có giá trị tương đương ở đây là bằng email, fax, telex
– Nội dung của hợp đồng: là tổng thể các điều khoản do các bên thỏa thuận, bao gồm các điều khoản bắt buộc và các điều khoản tùy nghi
– Thẩm quyền ký kết hợp đồng: theo quy định của PL VN thì tất cả các thương nhân đều có quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với điều kiện phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
3. Các hình thức trách nhiệm và các căn cứ miễn trách nhiệm
– Các hình thức trách nhiệm:
+ Buộc thực hiện hợp đồng: áp dụng khi 1 bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng, VD giao hàng thiếu, giao hàng kém chất lượng, không thanh toán đầy đủ
+ Phạt hợp đồng: khi 1 bên vi phạm thì phải trả cho bên kia 1 số tiền nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của PL. Có 2 hình thức phạt hợp đồng:
- Phạt bội ước: sau khi nộp tiền phạt, bên bị phạt không phải thực hiện thực hiện hợp đồng
- Phạt vạ: sau khi nộp tiền phạt, bên vi phạm vẫn phải thực hiện hợp đồng
+ Bồi thường thiệt hại
+ Hủy hợp đồng
– Các căn cứ miễn trách nhiệm:
+ trường hợp bất khả kháng
+ các trường hợp miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng
+ lỗi của trái chủ: sự vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm
+ lỗi của bên thứ ba
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: