Bạn đang tìm hiểu về “Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương V” với nội dung xoay quanh Trọng tài thương mại quốc tế? Chương V này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về cơ chế trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bao gồm các quy định pháp lý, quy trình và nguyên tắc áp dụng. Bài giảng không chỉ giúp bạn hiểu rõ về các hình thức trọng tài, mà còn cung cấp những ví dụ thực tiễn, từ đó nâng cao khả năng vận dụng kiến thức trong thực tế. Hãy cùng khám phá để trở thành người hiểu biết và thành thạo trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế!
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương V
Chương 5: Trọng tài thương mại quốc tế
I. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế
– Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng do PL quy định.
– Theo PL VN, khái niệm trọng tài thương mại được nêu trong Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
– Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài (Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010) gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. VD 2 bên ký hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. VD tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà PL quy định được giải quyết bằng Trọng tài. VD tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
– Tính quốc tế của trọng tài được thể hiện như sau: (có 1 trong các yếu tố)
+ thứ nhất: vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau
+ thứ hai: các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn 1 nước (tức là thỏa thuận trọng tài liên quan đến PL của từ 2 nước trở lên)
+ thứ ba: một trong các yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh:
- Nơi xét xử trọng tài
- Nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất với nội dung tranh chấp
Chú ý: tính quốc tế của trọng tài không có nghĩa là “trọng tài quốc tế”, không có bất kỳ 1 tổ chức trọng tài quốc tế nào được thành lập theo quy định của luật quốc tế cả (trọng tài đều được thành lập theo PL quốc gia). Mà tính chất quốc tế của trọng tài ở đây thể hiện ở tính quốc tế trong vụ việc mà trọng tài giải quyết.
2. Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế
– Trọng tài thương mại quốc tế là 1 phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
3. Các loại trọng tài thương mại quốc tế
– Gồm 2 loại:
+ trọng tài ad-hoc: trọng tài theo vụ việc
+ trọng tài thường trực: trọng tài có điều lệ, có trụ sở, được thành lập theo PL của các quốc gia. VD tòa án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC), Viện trọng tài Stockhilin (SCCA), Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA), Ủy ban trọng tài thươgn mại và kinh tế Trung Quốc (CIETAC)
– Các tổ chức trọng tài VN
+ Trung tâm trọng tài quốc tế VN (VIAC): chuyên giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
+ Trung tâm trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (tại HCM)
+ Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Á Châu
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội
+ Trung tâm trọng tài quốc tế Cần Thơ
– Khái niệm (Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010): Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Chú ý: như vậy thỏa thuận trọng tài có thể xây dựng ở bất kỳ thời điểm nào.
VD: “Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và được giải quyết chung thẩm theo quy tắc của Trong tài quốc tế ICC của Phòng thương mại quốc tế Paris”
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”
– Chú ý: Điều 17 Luật trọng tài thương mại 2010: Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng:
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
==> mục đích: để bảo vệ người tiêu dùng
– Nội dung của thỏa thuận trọng tài gồm:
+ lựa chọn hình thức trọng tài: trọng tài ad-hoc hoặc trọng tài thường trực
+ lựa chọn tổ chức trọng tài: ICC, VIAC, …
+ lựa chọn địa điểm trọng tài
+ lựa chọn luật áp dụng cho thủ tục trọng tài
+ lựa chọn ngôn ngữ sẽ được áp dụng trong quá trình xét xử trọng tài
+ thanh toán phí và lệ phí trọng tài
+ cam kết thi hành các phán quyết của trọng tài
– Hình thức của thỏa thuận trọng tài (Điều 16 Luật trọng tài thương mại):
+ có thể là điều khoản trong hợp đồng, hoặc là thỏa thuận riêng
+ phải được xác lập bằng văn bản và các hình thức tương đương (fax, telex, thư điện tử, …)
– Thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18 Luật trọng tài thương mại) khi:
+ Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
+ Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
+ Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
+ Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
– Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài:
+ là cơ sở pháp lý để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài
+ là cơ sở pháp lý để công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
+ thỏa thuận trọng tài luôn độc lập với hợp đồng, trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, hủy bỏ thì thỏa thuận trọng tài vẫn còn nguyên giá trị (Điều 19 Luật trọng tài thương mại)
Ngoại lệ: trường hợp hợp đồng được xác định là vô hiệu kéo theo thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu: đó là khi chủ thể ký kết hợp đồng không có đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc bị cưỡng ép (vi phạm sự thỏa thuận giữa các bên)
III. Quy tắc tố tụng trọng tài
1. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL (Luật mẫu về trọng tài)
– UNCITRAL là Ủy ban luật của Liên hợp quốc, soạn ra luật mẫu của trọng tài trong đó đưa ra các quy tắc tố tụng chung, để từ đó các quốc gia thành viên xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài riêng cho mình.
– Gồm 4 bước:
+ gửi đơn kiện
+ chọn và chỉ định trọng tài viên
+ thủ tục xét xử
+ quyết định trọng tài
Chú ý: khác biệt của việc giải quyết bằng trọng tài so với giải quyết bằng tòa án:
+ các bên được chọn cơ quan trọng tài và trọng tài viên, với tòa án thì không thể chọn tòa án (vì có thẩm quyền theo lãnh thổ) và thẩm phán (xét xử theo quy định của PL)
+ trọng tài xét xử kín, tòa án xét xử công khai ==> các tranh chấp thương mại hầu hết lựa chọn trọng tài vì để đảm bảo bí mật thương mại
+ quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo – kháng nghị như với tòa án
+ quyết định của trọng tài không có tính cưỡng chế bằng quyền lực NN như với tòa án
2. Tố tụng trọng tài theo quy định của PL VN
– Luật Trọng tài thương mại 2010
IV. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
– Quyết định của trọng tài chỉ có giá trị trong lãnh thổ quốc gia, do đó để được thi hành ngoài lãnh thổ thì phải được công nhận ở nước khác
– Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài:
+ được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua vào 1958, có hiệu lực từ 1959
+ VN gia nhập năm 1995
– Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại VN: Phần 7 Luật tố tụng dân sự 2015 (chương 35, chương 37)
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: