fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương III

Chương III của môn học Luật Thương mại 1 tập trung vào nội dung về công ty hợp danh – một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với sự tham gia của các thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về nghĩa vụ tài chính. Bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ cấu trúc, quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh, cùng những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Qua đó, người học sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của công ty hợp danh trong hệ thống pháp luật và kinh tế Việt Nam.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương III

Chương 3: Công ty hợp danh

1. Khái niệm

Là 1 loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân cùng góp vốn, cùng nhau kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở VN hiện nay có rất ít công ty hợp danh, chưa đến 1000 công ty hợp danh trên cả nước.

2. Đặc điểm

Thành viên: có 2 loại

Thành viên hợp danh: bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, bắt buộc phải là cá nhân và không thuộc đối tượng bị cấm tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014

Chú ý: Luật luật sư lại quy định thành viên hợp danh trong công ty luật hợp danh có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân, đó là trường hợp tổ chức nước ngoài là thành viên hợp danh. Đây là trường hợp ngoại lệ để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thành viên góp vốn: không bắt buộc phải có loại thành viên này, có thể là cá nhân hay pháp nhân và không thuộc đối tượng bị cấm tại khoản 4 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014

Câu hỏi: một pháp nhân có thể trở thành 1 thành viên của công ty hợp danh ?

Trả lời: Có, 1 pháp nhân có thể trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Câu hỏi: 1 công ty hợp danh có thể được thành lập bởi 1 thành viên hợp danh và 1 thành viên góp vốn không?

Trả lời: Không thể. Vì luật quy định 1 công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh.

Trách nhiệm tài sản:

  • Công ty: chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi tài sản của công ty
  • Đối với thành viên hợp danh: phải liên đới chịu trách nhiệm tài sản vô hạn, tức là liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của công ty
  • Đối với thành viên góp vốn: chịu TNHH trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

VD: 1 công ty hợp danh có các thành viên A, B, C, D là các thành viên hợp danh, E là thành viên góp vốn: A góp 50 triệu, B góp 100 triệu, C góp 150 triệu, D góp 200 triệu, E góp 200 triệu, các thành viên đều đã góp đầy đủ vốn ==> tài sản công ty có 700 triệu. Sau thời gian kinh doanh, tài sản công ty còn 200 triệu, nhưng nợ là 600 triệu. Khi đó trách nhiệm tài sản:

  • Công ty mang tài sản ra trả nợ: 600 – 200 = 400 triệu, tức là còn nợ 400 triệu
  • E là thành viên góp vốn, E đã góp đủ 200 triệu vào công ty như cam kết nên E không phải trả nợ
  • A, B, C, D phải chịu trả nợ theo tỷ lệ góp vốn, khi đó A phải trả nợ 40 triệu, B trả 80 triệu, C trả 120 triệu, D trả 160 triệu.

Nếu tài sản của A và B đều còn là 1 tỷ mỗi người, nhưng C chỉ còn 80 triệu, D chỉ còn 80 triệu, khi đó A và B đã trả nợ theo phần của mình, nhưng C và D mang hết tiền ra trả nợ vẫn thiếu, C thiếu 40 triệu và D thiếu 80 triệu, tức là tổng còn thiếu 120 triệu ==> khi đó sự chịu trách nhiệm liên đới sẽ được đặt ra: A và B phải trả nợ thay cho C và D, và A, B sẽ trả phần 120 triệu theo tỷ lệ vốn góp vào công ty, tức là A sẽ phải trả thêm 40 triệu, B phải trả thêm 80 triệu, và sau đó thì A và B sẽ là chủ nợ của C và D.

Giả sử sau đó C có 60 triệu (ví dụ được thừa kế) thì A và B sẽ đến đòi C, và C sẽ trả nợ cho A và B theo đúng tỷ lệ vốn góp của A và B, tức là trả A 20 triệu và trả B 40 triệu.

Trường hợp chủ nợ thấy A là giàu có và có đủ điều kiện để trả toàn bộ số nợ, thì họ có thể chỉ đến đòi A và vì tính liên đới nên  A buộc phải dùng tài sản của mình để trả hết nợ cho các chủ nợ trước, sau đó A thành chủ nợ của B, C và D.

Cho thấy tính chất đối nhân của công ty hợp danh: các thành viên phải tin tưởng nhau ở mức độ rất cao, và chấp nhận trả nợ cho nhau.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương III
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương III

  Lý do công ty hợp danh ít được thành lập ở VN:

  • Tính rủi ro cao khi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Công ty hợp danh chỉ phù hợp với một số ngành nghề như luật, bác sỹ, tư vấn xây dựng, kiến trúc (luật không giới hạn ngành nghề được thành lập công ty hợp danh)

Tư cách pháp nhân: công ty hợp danh có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Vấn đề người quản lý:

  • Các thành viên hợp danh toàn quyền quản lý công ty
  • Các thành viên góp vốn không được quyền quản lý công ty

Công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn

3. Đặc trưng của công ty hợp danh

Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo PL của công ty.

Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm pháp lý thay cho công ty hợp danh.

Chú ý: đặc điểm được quy định trong luật thương mại này là trái với quy định trong luật Dân sự: các thành viên của pháp nhân không thể chịu trách nhiệm pháp lý thay cho pháp nhân.

Các thành viên hợp danh có quyền biểu quyết ngang nhau, không phụ thuộc vào phần vốn góp, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác

Các hạn chế của thành viên hợp danh:

  • Thành viên hợp danh không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, không được làm chủ hộ kinh doanh, chủ DNTN, trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác đồng ý
  • Thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh chủ thể khác để giao kết hợp đồng trong phạm vi kinh doanh của công ty hợp danh, tức là phải nhân danh Công ty hợp danh.
  • Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác nếu được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý
  • Nếu thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty, thì trong vòng 2 năm, thành viên đó vẫn phải chịu liên đới trách nhiệm

Các hạn chế này thể hiện đặc trưng của công ty đối nhân: các thành viên phải tin tưởng nhau rất lớn.

Các thành viên góp vốn không được quyền biểu quyết (có thể được quyền dự họp)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương mại 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.