fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương VIII

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương VIII: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản cung cấp kiến thức chuyên sâu về các quy định pháp lý liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Học phần này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về khái niệm, nội dung, và điều kiện của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản, đồng thời phân tích các trường hợp phát sinh tranh chấp và cách giải quyết theo pháp luật. Đây là một nội dung quan trọng nhằm trang bị kỹ năng thực hành pháp lý trong lĩnh vực dân sự.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương VIII

Vấn đề 8: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản

1. Hợp đồng thuê tài sản

a. Khái niệm và đặc điểm

– Khái niệm (Điều 480): Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

– Đặc điểm:

+ luôn có đền bù

+ song vụ: từ thời điểm có hiệu lực, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau

+ ưng thuận: có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên. Chú ý: ngay cả khi các bên ghi trong hợp đồng thuê là ‘‘Hợp đồng thuê tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài tài sản’’ thì đây vẫn là sự thỏa thuận ==> vẫn là ưng thuận

+ là loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản

b. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tài sản

– Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản:

+ là loại tài sản không tiêu hao

+ là tài sản được phép giao dịch : không thuộc hoàng hóa cấm giao dịch như ma túy, vũ khí quân dụng

+ thuộc sở hữu của bên cho thuê, trừ trường hợp cho thuê lại

+ tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu

+ không là tài sản đang bị kê biên để chờ thi hành án

Chú ý : tài sản đang là đối tượng của các biện pháp bảo đảm vẫn có thể cho thuê được trong trường hợp bảo lãnh, nhưng không thể cho thuê được trong trường hợp cầm cố

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương VIII
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương VIII

Chú ý: điều khoản về đối tượng là điều khoản cơ bản của (mọi) hợp đồng, và phải được thỏa thuận đầu tiên

– Giá thuê tài sản:

+ do các bên thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận thì giá thuê sẽ theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng.

+ trong trường hợp PL quy định có khung giá thì giá thuê sẽ không được phép thỏa thuận vượt ra ngoài khung giá (VD giá cho thuê quyền sử dụng đất).

+ trong 1 số trường hợp NN áp giá thì các bên không được thỏa thuận về giá, VD với nhà ở xã hội do ngân sách NN đầu tư thì UBND tỉnh sẽ quy định mức giá bán, giá thuê cho những đối tượng được ưu đãi.

– Thời hạn thuê:

+ do các bên thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận thì sẽ xác định theo mục đích thuê: hợp đồng sẽ hết hạn vào thời điểm bên thuê đã đạt được mục đích. VD A thuê nhà ở để thi đại học thì hợp đồng sẽ hết hạn vào thời điểm kết thúc kỳ thi đại học đó

Chú ý: trong trường hợp không xác định được mục đích thuê, thì mục đích thuê sẽ được xác định theo công dụng chính của tài sản do nhà sản xuất đưa ra.

Chú ý: với trường hợp mục đích thuê không có hạn định, như “thuê để kinh doanh”, “thuê để ở” thì mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê, miễn là thông báo trước cho bên kia 1 khoảng thời gian hợp lý

– Thời hạn trả tiền thuê:

+ theo thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận thì bên thuê sẽ trả tiền thuê vào thời điểm trả lại tài sản thuê

– Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều 484 đến Điều 490

Lưu ý: về nghĩa vụ sửa chữa tài sản thuê. Theo luật thì bên cho thuê phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng và giá trị sử dụng của tài sản, như vậy nếu có hư hỏng xảy ra với tài sản mà không có lỗi của bên thuê, thì bên cho thuê phải có nghĩa vụ sửa. Tuy nhiên nếu sửa chữa với giá trị ‘‘lớn’’ thì bên cho thuê chịu, còn nếu là sửa chữa ‘‘ nhỏ’’, thì bên thuê sẽ chịu. VD thuê nhà ở, nếu bóng đèn điện bị cháy thì bên thuê sẽ chịu, nếu tường bị nứt thì bên cho thuê sẽ chịu.

c. Hình thức của hợp đồng thuê

– Hình thức của hợp đồng thuê: phụ thuộc vào đối tượng tài sản cho thuê:

+ bằng miệng,

+ bằng văn bản, trong trường hợp PL có quy định thì có thể phải công chứng, chứng thực

2. Một số quy định riêng về hợp đồng thuê tài sản

a. Hợp đồng thuê nhà ở (Điều 492 đến Điều 500)

– Đối tượng: một phần hoặc toàn bộ ngôi nhà

– Hình thức: phải bằng văn bản, có thể công chứng nếu các bên thấy cần thiết

Chú ý: luật Dân sự 2005 quy định với hợp đồng thuê nhà thời hạn từ 6 tháng trở lên phải có công chứng, chứng thực và phải đăng ký. Hiện nay quy định này đã được bãi bỏ để giảm thiểu thủ tục hành chính.

b. Hợp đồng thuê khoán tài sản (Điều 501 đến Điều 511)

– Khái niệm (Điều 501): là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê.

==> khác với hợp đồng thuê ở điểm:

  • hợp đồng thuê: khai thác công dụng của tài sản
  • hợp đồng thuê khoán: khai thác công dụng của tài sản + hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

– Mục đích thuê:

+ khai thác công dụng

+ hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

– Đối tượng: phải là tư liệu sản xuất, VD đất nông nghiệp, rừng, cơ sở sản xuất, ao hồ, gia súc, …

Với hợp đồng thuê thì đối tượng thuê là bất kỳ tài sản nào.

– Giá thuê: thường thông qua đấu thầu, VD đấu giá cho thuê khoán mặt bằng của trường học để làm cang-tin

Với hợp đồng thuê thì giá thuê thường do các bên thỏa thuận.

– Thời hạn thuê:

+ thường kéo dài nhiều năm

+ thời gian thuê khoán do các bên thỏa thuận, nhưng phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, khai thác tài sản. VD thuê ruộng lúa để sản xuất trong 10 vụ

– Nghĩa vụ trả tiền:

+ trường hợp bên thuê bị mất từ 1/3 số hoa lợi do khách quan (thiên tai, tai nạn, sự kiện bất khả kháng) thì sẽ được giảm hoặc miền tiền thuê khoán

+ đối với thuê khoán gia súc, trong thời gian thuê sinh ra gia súc con thì bên thuê khoán sẽ được 1/2 tài sản sinh thêm đó

Khác với thuê thông thường thì tài sản phát sinh thêm trong thời gian thuê sẽ thuộc về bên cho thuê.

c. Hợp đồng mượn tài sản (Điều 512 đến Điều 517)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

– Đặc điểm:

+ không có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

+ thuộc loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản

– Đối tượng: tài sản là vật không tiêu hao, không có tranh chấp

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật dân sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.