fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XIII

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XIII đi sâu vào nội dung thừa kế theo pháp luật, cung cấp cho sinh viên kiến thức về các quy định liên quan đến phân chia di sản khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ. Chương học này giúp người học hiểu rõ thứ tự hàng thừa kế, quyền và nghĩa vụ của các thừa kế viên, từ đó trang bị kỹ năng phân tích và áp dụng luật thừa kế vào thực tiễn một cách chính xác và hiệu quả.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XIII

Thừa kế theo pháp luật

1. Khái niệm

Là việc phân chia di sản của người chết cho người sống theo 1 trật tự nhất định theo hàng diện thừa kế và 1 số trường hợp đặc biệt khác. PL công nhận và bảo hộ quyền của những người thừa kế.

Thừa kế theo PL được phát sinh theo các căn cứ:

  • Hôn nhân
  • Huyết thống
  • Nuôi dưỡng
  • Do luật định

Như vậy thừa kế theo PL là việc chia di sản theo 1 trình tự do luật định, còn thừa kế theo di chúc là chia di sản theo ý chí của người chết đã lập di chúc.

Trong trường hợp người chết không lập di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ chia di sản theo PL.

a. Thừa kế theo quan hệ hôn nhân

Do hoàn cảnh lịch sử của VN, vấn đề hôn nhân rất phức tạp, đất nước mới thống nhất từ 1975, trước đó 1 người có thể có nhiều vợ / chồng, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không có, giấy ly hôn không có ; vấn đề phong tục tập quán, kết hôn khi chưa đủ tuổi, kết hôn không cần đăng ký kết hôn ==> có công nhận vợ chồng không ?; hay vấn đề vợ chồng đã ly hôn theo PL, sau đó quay lại sống với nhau, thậm chí có con (nhưng không đăng ký khai sinh cho con) ==> có coi là vợ chồng để chia tài sản khi vợ / chồng chết.

Phải căn cứ vào quy định của PL theo từng thời kỳ để xem xét cho tình huống cụ thể. VD trước năm 1960 (theo luật của Pháp), có quy định anh em ruột phải là những người cùng cha và cùng mẹ, người cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha không được coi là anh ruột

BLDS 2015 phần Thừa kế có 2 thay đổi so với BLDS 2005:

Di chúc chung của vợ chồng thì ai chết trước sẽ chia di sản của người đó trước (quay trở lại luật dân sự 1995)

Để tránh trường hợp người chồng / vợ sau đó rất lâu mới chết ==> con cái, người thân phải chờ rất lâu mới được hưởng thừa kế, hoặc trường hợp tái hôn với người khác, sẽ rất phức tạp với các tài sản

Thời hiệu kiện quyền đòi thừa kế là 30 năm (thay cho 10 năm)

b. Thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng

Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa con nuôi đối với cha mẹ nuôi, hoặc giữa cha dượng / mẹ kế với con riêng của vợ / chồng

c. Thừa kế theo quan hệ huyết thống

Theo hàng dọc từ chết trên xuống : ông – cha – cháu ; hoặc từ dưới lên : cháu – cha – ông

d. Thừa kế do luật quy định

Áp dụng trong các trường hợp đặc biệt :

Sinh con bằng thụ tinh nhân tạo mà tinh trùng / trứng không phải của vợ / chồng (tức là giám định ADN không phải huyết thống) thì người con đó được PL coi là con đẻ của vợ chồng, và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như đối với con sinh ra theo phương pháp thông thường, vẫn được hưởng thừa kế như con đẻ thông thường

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XIII
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương XIII

2. Các trường hợp thừa kế theo PL

Điều 675: các trường hợp thừa kế theo PL gồm :

Không có di chúc

Di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc 1 phần

  • Vô hiệu: tức là di chúc không hợp pháp
  • Nếu di chúc chỉ vô hiệu 1 phần thì phần đó sẽ chia theo PL, các phần khác vẫn chia theo di chúc

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc không có hiệu lực 1 phần

Không có hiệu lực : tức là di chúc không thể thực hiện được (VD tài sản để chia theo di chúc không còn ; hay người nhận thừa kế chết trước thời điểm mở thừa kế ; hay có người không nhận thừa kế ; hoặc có người bị truất quyền thừa kế theo Điều 643)

3. Hàng thừa kế

Có 3 hàng thừa kế:

  • Hàng 1 : cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi
  • Hàng 2 : ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu của ông bà nội ngoại
  • Hàng 3 : cụ nội ngoại, bác, chú, cô, cậu ruột, cháu gọi bằng bác, chắt gọi bằng cụ

Chú ý: con nuôi toàn phần  ><  con nuôi bán phần

  • Toàn phần: không còn quan hệ với bố mẹ đẻ, không được hưởng thừa kế từ bố mẹ đẻ
  • Bán phần: còn quan hệ với bố mẹ đẻ, vẫn được hưởng thừa kế từ bố mẹ đẻ (tức là sẽ nhận thừa kế của cả bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi)

Con nuôi bán phần vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ thừa kế với bố mẹ đẻ và họ hàng ruột thịt theo PL, đồng thời được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi, nhưng không có quan hệ thừa kế với anh chị em nuôi, ông bà chú bác nuôi,…

Con riêng của vợ, chồng sẽ được hưởng thừa kế ở hàng thứ 1, 2 hoặc 3 tùy vào từng tình huống cụ thể. VD đối với vợ chồng không có con chung thì con riêng sẽ ở hàng thừa kế thứ 1

4. Thừa kế của con riêng, cha dượng, mẹ kế (Điều 679)

Con riêng được nhận thừa kế của cha dượng, mẹ kế nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, đối xử như con đẻ thì được thừa kế ở hàng thứ nhất.

Trường hợp nếu không có con đẻ thì con riêng đương nhiên ở hàng thừa kế thứ nhất.

5. Thừa kế thế vị

Khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng với ông bà nội, ngoại thì các cháu sẽ được thế vị.

Nếu cháu chết trước hoặc cùng ông bà nội ngoại thì chắt sẽ thế vị.

Các cháu sẽ nhận được phần thừa kế bằng phần của cha mẹ, ông bà nhận

Quyền và nghĩa vụ thừa kế thế vị giống với thừa kế bình thường

Thanh toán và phân chia di sản

1. Thanh toán từ di sản (Điều 683)

Ưu tiên thanh toán:

  • Mai táng phí: lấy từ di sản của người chết, tính chi phí hợp lý theo tập quán
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu

2. Phân chia theo PL (Điều 685)

Có 2 cách:

Phân chia theo hiện vật: vẫn phải tính giá trị các hiện vật để chia

Phân chia theo tỷ lệ: bán (phát mại) tài sản, rồi chia cho những người thừa kế. Áp dụng khi có tranh chấp không thể chia theo hiện vật.

3. Chia theo di chúc (Điều 684)

Nếu di chúc chia theo tỷ lệ 1/2, 1/3 thì nghĩa vụ cũng chia theo tỷ lệ tương ứng. Hoặc trả nợ trước rồi chia theo di chúc

Nếu di chúc chia theo hiện vật: vật nào còn thì chia, tính giá trị phần + (hoa lợi, lợi tức) mỗi người hưởng – phần nghĩa vụ tương ứng

Thờ cúng: trừ các nghĩa vụ còn lại, tính thờ cúng không được vượt quá 1 phần thừa kế

4. Hạn chế phân chia di sản

Theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, nhưng không được vượt quá thời hiệu phân chia di sản

Do di chúc chỉ định sau 1 thời gian mới được chia, nhưng không được vượt quá thời hiệu phân chia di sản

Di sản là tư liệu sản xuất chủ yếu của vợ / chồng thì chỉ được chia theo 3 năm

Di chúc chung của vợ chồng: chia khi người sau cùng chết

Nếu có thai nhi thì dành ra 1 phần cho thai nhi, nếu thai nhi sống thì chuyển cho thai nhi, nếu thai nhi chết thì chia tiếp

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.