fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hành chính chương VII

Bài giảng môn học Luật Hành chính chương VII cung cấp kiến thức quan trọng về các biện pháp cưỡng chế hành chính và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước. Nội dung chương tập trung vào việc phân tích các hình thức cưỡng chế, quyền hạn của cơ quan hành chính, và quy trình áp dụng biện pháp xử lý vi phạm. Đây là tài liệu không thể thiếu giúp sinh viên và người học nắm bắt được các quy định về quyền và nghĩa vụ trong quản lý hành chính, từ đó củng cố kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật hành chính.

Bài giảng môn học Luật hành chính chương VII

Chương VII : Quyết định hành chính

I. Khái niệm quyết định hành chính

1. Khái niệm quyết định hành chính

Ví dụ: khi tham gia giao thông:

  • Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông: không phải quyết định hành chính, vì không là văn bản
  • Biên bản phạt vi phạm hành chính: không là quyết định hành chính, chỉ là giấy ghi nhận hành vi vi phạm
  • Nghị định hướng dẫn thực hiện : là quyết định hành chính quy phạm
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính : là quyết định hành chính áp dụng / quyết định hành chính cá biệt
  • Bằng tốt nghiệp đại học: không là quyết định hành chính, là giấy tờ có giá trị pháp lý
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: không là quyết định hành chính, là giấy tờ có giá trị pháp lý

Hai quan điểm về quyết định hành chính:

  • Quan điểm thứ nhất cho rằng Quyết định hành chính là tất cả những gì thể hiện tính quyền lực NN trong quản lý hành chính NN buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ. Tức là không chỉ ở hình thức văn bản mới là quyết định hành chính, mà còn có thể ở hành vi như lời nói, hiệu lệnh (bằng tay), … cũng được coi là quyết định hành chính.
  • Quan điểm thứ 2 cho rằng Quyết định hành chính phải là văn bản, các hành vi chỉ là hỗ trợ cho việc thực hiện quyết định hành chính. Đây hiện đang là quan điểm của PL thực định ở VN, luật Tố tụng hành chính chia thành 2 dạng là Quyết định hành chính và Hành vi hành chính.

Định nghĩa: Quyết định hành chính là quyết định PL do các chủ thể quản lý hành chính NN ban hành theo trình tự, hình thức do PL quy định, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp quản lý hoặc đặt ra các quy tắc xử sự hay các mệnh lệnh PL để giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính NN

2. Đặc điểm quyết định hành chính

Quyết định hành chính có các đặc điểm chung với các quyết định PL khác:

  • Mang tính quyền lực NN: được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền, có tính bắt buộc thi hành
  • Tính pháp lý: việc ban hành phải theo trình tự thủ tục nhất định

Quyết định hành chính có đặc điểm riêng:

Có tính dưới luật: có giá trị pháp lý thấp hơn VB luật

VD: luật, pháp lệnh: không phải quyết định hành chính

Nghị định, thông tư: là quyết định hành chính quy phạm

Do chủ thể quản lý hành chính ban hành.

Chú ý: trường hợp Thẩm phán khi đang xét xử có thể ra Quyết định xử phạt hành chính đối với người gây rối tại phiên tòa, khi đó Thẩm phán ra Quyết định xử phạt hành chính với vai trò quản lý hành chính, không phải với vai trò tư pháp

Nội dung, mục đích của quyết định hành chính nhằm thực hiện quyết định quản lý hành chính

Chú ý: bản án, cáo trạng không phải quyết định hành chính, vì thuộc tư pháp

Được ban hành theo thủ tục hành chính

Bài giảng môn học Luật hành chính chương VII
Bài giảng môn học Luật hành chính chương VII

Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng / Sai, tại sao ?

Tất cả các văn bản PL là nguồn của luật hành chính đều là Quyết định hành chính

Sai.

Văn bản PL là nguồn của luật hành chính có thể là Quyết định hành chính

Đúng. VD: Nghị định, thông tư của chứa đựng quy phạm PL hành chính là nguồn của luật Hành chính, đồng thời là quyết định hành chính quy phạm.

3. Phân loại quyết định hành chính

Gồm 3 loại:

Quyết định chủ đạo: đề ra chủ trương, định hướng. VD văn bản về chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, văn bản phát triển Hà Nội đến năm 2030, …

Quyết định quy phạm: xác định các khuôn mẫu xử sự của hành vi (hay đặt ra quy phạm PL hành chính),

VD: nghị định, thông tư

Quyết định quy phạm cũng đồng thời là nguồn của luật Hành chính

Quyết định áp dụng, hay quyết định cá biệt: VD quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân cụ thể, quyết định nâng lương, …

Chú ý: Giấy phép lái xe, Bằng cử nhân, … không là quyết định hành chính, đây là các giấy tờ có giá trị do NN ban hành. Tuy nhiên kèm theo nó là văn bản Quyết định công nhận học viên đạt tiêu chuẩn được cấp giấy phép lái xe, hay văn bản Quyết định công nhận sinh viên đạt tiêu chuẩn cấp bằng cử nhân thì là các Quyết định hành chính (thuộc loại Quyết định áp dụng)

Bản quy hoạch đô thị không phải là quyết định hành chính, tuy nhiên văn bản Quyết định phê duyệt bản quy hoạch đó là quyết định hành chính (thuộc loại Quyết định chủ đạo)

II. Phân biệt quyết định hành chính với quyết định khác

Ở đây là phân biệt Quyết định hành chính với quyết định thuộc tư pháp, lập pháp

 QĐ hành chínhQĐ tư phápQĐ lập pháp
1. Theo chủ thể ban hànhChính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, UBNDTòa ánQuốc hội
2. Tiêu chí về mục đích ban hành
3. Tiêu chí về thủ tục ban hành
4. Tiêu chí về hình thức, tên gọi
5. Tính chất pháp lý của văn bản

III. Yêu cầu đối với quyết định hành chính

Gồm 3 khía cạnh:

  • Tính chính trị: phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng
  • Tính hợp pháp: không trái với hiến pháp và PL, cả về nội dung và hình thức
  • Tính hợp lý: để không gây ra hậu quả tiêu cực. Chú ý: 1 quyết định hành chính hợp pháp chưa chắc đã hợp lý

Yêu cầu về kỹ thuật lập quy: cần rõ ràng, hiểu theo 1 nghĩa

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.