Sơ đồ bài viết
Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương IV tập trung vào các đặc điểm và sự phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ lịch sử cụ thể. Chương này cung cấp kiến thức sâu sắc về quá trình hình thành hệ thống pháp luật hiện đại, giúp sinh viên luật hiểu rõ về nền tảng pháp lý và xã hội của các quốc gia. Đây là tài liệu quan trọng hỗ trợ học tập và ôn thi hiệu quả.
Bài giảng môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật chương IV
Chương 4: Pháp luật phong kiến Việt Nam
I. Khái quát pháp luật phong kiến Việt Nam
Những thành tựu lập pháp cơ bản:
Hình thức: PL phong kiến VN về cơ bản có 3 hình thức
- Tập quán pháp
- Tiền lệ hệ thống tư pháp
- Văn bản pháp luật
Trong đó thành tựu lớn nhất là đã xây dựng được các bộ luật pháp điển. Có 5 bộ luật chính:
- Lý triều hình thư thời nhà Lý (1042)
- Hình luật thư thời nhà Trần (1341)
- Quốc triều hình luật thời nhà Lê (1428-1788): có hiệu lực đến 360 năm
- Quốc triều khám tụng điều lệ thời nhà Lê
- Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn
Nội dung:
- Điều chỉnh các lĩnh vực luật, chế độ sở hữu, hợp đồng kinh tế, thương mại, thuế, tiền tệ
- Về tội phạm, hình phạt: luật về quan tòa, xử án, thi hành án
Hiệu lực: phạm vi quốc gia, cộng đồng dân tộc
II. Bộ Quốc triều hình luật (1428 – 1788)
Đây là 1 trong những bộ luật tiến bộ nhất của VN và của thế giới.
Kết hợp hài hòa yếu tố Trung Hoa và Đại Việt:
- Tiếp thu được những thành tựu lập pháp của phong kiến Trung Quốc (PL nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh)
- Thời gian xây dựng lâu dài, kế thừa được những thành tựu lập pháp thời Lý, Trần
Hệ quả: bộ Quốc triều hình luật có hiệu lực trên 300 năm
Tiến bộ cả về hình thức:
- Bộ luật gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều
- Cấu trúc có nhiều nét tương đồng với các bộ luật của phương Tây, và với cấu trúc của Hiến pháp đương đại: phần đầu (Chương 1: Danh lệ) quy định các vấn đề chung, các chương sau quy định cụ thể từng vấn đề.
Là bộ luật tổng hợp
- Chương 1, 2, 3, 4: Danh lệ, Vệ cấm, Vi chế, Quân chính
- Chương 5, 6, 7: Hộ hôn, Điền sản, Thông gian
- Chương 8, 9, 10, 11: Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy, Tạp luật
- Chương 12, 13: Bộ vong, Đoán ngục
a. Chương 1: Danh lệ
Gồm 49 điều, trình bày nguồn gốc, mục đích của bộ luật, những khái niệm, những điểm cốt yếu của bộ luật, những nguyên tắc, nguyên lý, chế tài tổng quát xuyên suốt bộ luật. VD quy định về thập ác (mười điều ác), ngũ hình (năm hình phạt), bát nghị (tám điều được xem xét giảm tội), chuộc tội bằng tiền, …
b. Chương 2: Vệ cấm (canh giữ bảo vệ)
Gồm 47 điều, tương tự luật về an ninh, quốc phòng
Quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia, các tội về cấm vệ
c. Chương 3: Vi chế
- Gồm 144 điều (là chương có số lượng điều luật lớn nhất của toàn bộ luật), tương tự như Luật hành chính ngày nay.
- Quy định về nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính, các văn bản hành chính, nguyên tắc luật lệ hành chính, quản lý hành chính trên tất cả các lĩnh vực: an ninh, kinh thành, chợ, nông nghiệp, thương nghiệp,…
- Quy định về số lượng quan lại tại mỗi cấp, không được vượt quá số lượng đã quy định này
- Quy định về bổ nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của quan lại
- Chế độ đãi ngộ của quan lại
- Quy định trừng phạt những hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
d. Chương 4: Quân chính (luật về quân đội)
Gồm 43 điều, quy định trừng phạt những hành vi sai trái của tướng sỹ, những tội quân sự
4 chương đầu tiên gần tương tự phần đầu của Hiến pháp, quy định những vấn đề mang tính an ninh quốc phòng, quy định về chính thể, quy định về quản lý hành chính nhà nước các cấp từ TW đến địa phương (đến cấp xã), quy định về quan chế hành chính (việc định biên quan lại, bổ nhiệm quan lại, chức năng nhiệm vụ của quan lại)
e. PL về hôn nhân gia đình: Chương 5-Hộ hôn, chương 6-Điền sản-chương 7: Thông gian
- Hộ hôn có 58 điều, Điền sản có 59 điều, Thông gian có 10 điều
- Quy định về hộ gia đình (hộ tịch, hộ khẩu), thuế, đất đai, đạo đức gia đình
- Mục đích chính của việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch là để đảm bảo an ninh trật tự: ví dụ khi 1 người phạm tội, qua hộ tịch, hộ khẩu sẽ giúp dễ dàng hơn cho việc truy bắt
- So với PL Trung Quốc về hộ gia đình cùng thời thì PL Trung Quốc không có chương Điền sản ==> đây là điểm tiến bộ nổi bật của PL VN, cho thấy nhà nước phong kiến VN rất coi trọng vấn đề đất đai đối với người dân.
- Chương Điền sản gồm các quy định về quyền sở hữu đất đai, về đất khai khẩn, về đất hương hỏa, về thừa kế đất hương hỏa theo dòng họ. Đây là chương đặc sắc nhất của bộ Quốc triều hình luật so với luật Trung Hoa (mặc dù PL được xây dựng trên nền tảng PL Trung Hoa)
VD: quy định tài sản đất đai mang đi cầm cố thì “đối với người ngoài, hạn để chuộc tối đa 20 năm, với người trong họ hàng thân tộc thì thời hạn chuộc tối đa 30 năm“.
f. PL về hình sự: Chương 8- Đạo tặc, Chương 9-Đấu tụng, Chương 10-Trá ngụy, Chương 11-Tạp luật
– Quy định các tội hình sự, các hình phạt
Đạo tặc: 54 điều, quy định các tội trộm cướp, giết người, những kẻ phản nước hại vua cũng bị coi là đạo tặc,
Đấu tụng: 50 điều, quy định các tội đánh nhau, vu cáo, lăng mạ. Có những quy định rất đặc sắc, vừa chi tiết nhưng lại dễ áp dụng trong thực tế, ví dụ:
- Nguyên tắc người có cấp bậc cao (người trên) mà đánh người dưới thì xử nhẹ, nếu người dưới mà đánh người trên thì xử nặng. VD cha mẹ đánh coi thì xử rất nhẹ, nếu con đánh ông bà, cha mẹ thì bị xử rất nặng ; trưởng quan đánh phó quan thì xử nhẹ, phó quan đánh trưởng quan thì xử nặng ; quan đánh dân xử nhẹ, dân đánh quan xử nặng ; thầy đánh trò xử nhẹ, trò đánh thầy xử nặng
- Nếu nhiều người đánh 1 người, thì người chủ mưu bị tội nặng nhất. Nếu không tìm được chủ mưu thì người nào đánh nạn nhân nặng nhất thì sẽ chịu hình phạt cao nhất
Trá ngụy: 38 điều, quy định các tội giả mạo, lừa dối
Tạp luật: 92 điều, quy định các tội mà không thể xếp vào các chương khác
Các chế tài được nêu cụ thể, mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng=> tránh được sự tùy tiện trong áp dụng luật.
VD Điều 466: “Đánh gãy răng, sứt tai mũi, chột 1 mắt, gãy ngón chân, ngón tay, giập xương, hay lấy nước sôi, lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta thì xử biếm 2 tư; đổ vào miệng mũi thì biếm 3 tư. Đánh gãy 2 răng, 2 ngón tay trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột 2 mắt, đoạ thai thì xử tội lưu đi châu xa. Nếu trong khi đương xét hỏi, người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội 2 bậc. Nếu đánh bị thương 2 người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, huỷ hoại âm, dương vật đều xử tội giảo; và phải đền tiền thương tổn như lệ định.”
Việc đền tiền cũng được quy định cụ thể: “Đánh thương tổn thì phải đến tiền thương tổn 3 tiền, đánh chảy máu thì đền 1 quan, đánh gãy 1 ngón tay, ngón chân đền 10 quan, đâm chém bị thương đền 15 quan, đánh gãy 1 chân, 1 tay, mù 1 mắt đền 50 quan, đánh đứt lưỡi đền 100 quan, … nộp tiền tại Lỗi Như luật”
– Người phạm tội đánh người sẽ cùng lúc phải chịu 3 chế tài: chế tài hình sự (xử phạt), chế tài dân sự (đền tiền), chế tài danh dự. Ngoài ra còn phải có nghĩa vụ về nuôi người bị thương trong thời gian nhất định: “…dùng chân tay đánh người gây thương tổn thì phải nuôi ăn trong 10 ngày, đánh bằng 1 vật khác thì phải nuôi trong 20 ngày, đánh bằng thứ có mũi nhọn, nước sôi hay lửa thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày…. Nếu trong thời hạn nuôi người bị thương mà người bị thương chết vì lý do khác thì xử như tội đánh người bị thương“.
g. PL về tố tụng: Chương 12-Bộ vong, chương 13-Đoán ngục
– Bộ vong: gồm 13 điều, quy định về bắt tội phạm chạy trốn
– Đoán ngục: gồm 65 điều, quy định về xử án, giam giữ can phạm
3. Đặc trưng và giá trị của bộ luật
– Đề cao quyền lực, chính trị, quân sự, quyền tối cao của nhà nước quân chủ chuyên chế ==> mục đích của bộ luật là bảo vệ nhà nước quân chủ ==> điều chỉnh quan hệ công
– Không chỉ bảo vệ nhà nước, bộ Quốc triều hình luật còn bảo vệ các quan hệ xã hội của người dân: Luật thuế, Điền sản và Các loại hợp đồng mua bán, cầm cố, vay nợ, thuê, … ==> điều chỉnh các quan hệ tư
– Chú trọng đến các quan hệ trong hôn nhân gia đình, đặc biệt là điền sản (tài sản lớn nhất trong thời phong kiến), đất hương hỏa của dòng họ. Tuy nhiên vẫn thể hiện sự bất bình đẳng nam, nữ trong gia đình, vẫn thể hiện sự phân biệt đẳng cấp.
– Phản ánh nền kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, tâm linh Đại Việt
– Tính dân tộc, tính xã hội, tính nhân dân và tính giai cấp
III. PL phong kiến VN: Lĩnh vực hình sự
– Những nguyên tắc trong lĩnh vực hình sự cũng là những nguyên tắc trong các lĩnh vực khác của bộ Quốc triều hình luật nói riêng và PL phong kiến VN nói chung.
a. Nguyên tắc căn cứ vào pháp luật (nguyên tắc pháp căn, nguyên tắc vô luật bất hình)
– Phải có luật quy định thì hành vi vi phạm quy định đó mới bị coi là vi phạm PL: quy định tại các Điều 642, 683, 685, 708, 722 (Quốc triều hình luật), trong đó quy định chỉ khép tội khi trong bộ luật có quy định, không thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã quy định ==> tương tự như trong các bộ luật hình sự đương đại
– Hầu hết PL các nước trên thế giới đều có quy định này. Một số nước có quy định áp dụng án lệ, tuy nhiên ở VN không có công nhận về án lệ. Cổ luật VN quy định: những bản án của vua xét xử chỉ là xét xử nhất thời, không được căn cứ vào đó để xét xử tương tự.
– Trong trường bản án mẫu được áp dụng thành thông lệ thì các quan phải trình lên nhà vua, sau khi nhà vua bàn bạc với các học sỹ trong Hàn lâm viện, nếu đạt tới công thức mẫu bản án thì sẽ được mẫu hóa và được thông qua như 1 điều luật.
Tức là quy trình: bản án ==> thông lệ ==> điều luật
VD: quy định về hương hỏa trong Quốc triều hình luật (Điều 388 – 400)
+ “Cha mẹ mất mà có của cải, có ruộng đất không kịp để lại chúc thư, mà anh em, chị em tự chia nhau, thì lấy 1/2 số lượng đất làm hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn lại chia nhau, phần của con vợ lẽ, nàng hầu thì phải kém. Nếu cha mẹ để lại chúc thư thì phải làm theo đúng, nếu trái thì mất phần của mình”=> quy định thừa kế theo di chúc và thừa kế theo PL=> trọng nam và trọng trưởng, tuy nhiên hoàn toàn hợp lý vì trách nhiệm của người con trai trưởng trong dòng họ là rất lớn.
+ Điều 396: “Người ông là Phạm Giáp, sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ hương hỏa có ruộng đất 2 mẫu và giao cho con trai trưởng Phạm Ất giữ. Phạm Ất đem 2 mẫu đó nhập vào với ruộng đất của mình và chia cho các con, chỉ để lại 5 sào vào giao cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hỏa. Con trai Phạm Ất sinh toàn con gái, mà con thứ Phạm Bính có con trai và lại có cháu trai, thì tài sản hương hỏa phải giao cho con trai và cháu trai Phạm Bính giữ, nhưng không được đòi quá 5 sào ruộng đất mà Phạm Ất để lại.” => điều luật này rất giống 1 bản án, gọi là bản án mẫu Giáp Ất (thay A, B, C như ngày nay bằng Giáp, Ất, Bính, Đinh)=> vẫn là trọng nam, tuy nhiên con trai trưởng vẫn có quyền tăng / giảm số lượng đất hương hỏa
+ Điều 397: “Người ông là Trần Giáp, sinh được trai gái hai con, con trai trưởng là Trần Ất, con gái là Trần Thị Bính. Trần Ất sinh được 1 gái là Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì đã chết. Ông Trần Giáp lập chúc thư, giao ruộng đất cho Trần Thị Bính giữ. Khi Trần Thị Bính chết thì phần ruộng đất hương hỏa phải giao cho con gái Trần Ất là Trần Thị Đinh giữ.”=> dù là con gái nhưng phần hương hỏa vẫn trở về với ngạch trưởng
+ “Ruộng đất, của hương hỏa trải 5 đời, con cháu không phải để tang, không phải thờ cúng thì người trong họ không được đem ruộng đất hương hỏa trước kia chia nhau để tránh sự tranh giành, ruộng đất hương hỏa dù con cháu nghèo khó cũng không được đem bán, trái luật có người tố cáo khép vào tội bất hiếu, nếu người trong họ mua ruộng đất ấy thì mất tiền mua, người ngoài mua thì buộc phải cho chuộc, người mua không được cố giữ.” => trách nhiệm thờ cúng chỉ là 5 đời, và đất hương hỏa của dòng họ được PL bảo vệ
– Nguyên tắc lựa chọn PL: đối với sự lựa chọn PL giữa luật cũ với luật mới thì nguyên tắc là theo luật mới. Tuy nhiên có 2 ngoại lệ:
+ nếu luật cũ quy định xử nhẹ hơn, mà hành vi phạm tội xảy ra từ trước khi luật mới có hiệu lực, thì cho phép xử theo luật cũ
+ trong trường hợp hành vi xảy ra từ trước, sau khi có luật mới mới phát hiện ra, mà luật mới quy định hình phạt nhẹ hơn, thì cho phép xử theo luật mới.
=> rất giống với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự đương đại
– Người nước ngoài vi phạm PL đều xử theo luật trong nước=> khẳng định chủ quyền quốc gia
Luật triều Nguyễn còn quy định rõ: “Người nhà Đại Thanh sang sinh sống ở nước Đại Nam, thì phải tuân theo PL của nước Đại Nam, nếu có nộp thuế thân thì cho phép lấy vợ Việt nhưng không được phép đưa vợ con về Đại Thanh“.=> mục đích để bảo vệ phụ nữ và trẻ em Việt
b. Nguyên tắc chiếu cố
– Chiếu cố theo địa vị xã hội, được quy định trong bát nghị (Điều 3):
+ Nghị thân: họ hàng thân tộc nhà vua, hoàng hậu
+ Nghị cố: những người đã giúp việc cho nhà vua lâu ngày, công thần đời trước
+ Nghị hiền: những người có đức hạnh lớn, có uy tín trong nhân dân
+ Nghị năng: những người có tài năng lớn
+ Nghị công: những người có công lao lớn
+ Nghị quý: quan chức từ tam phẩm trở lên
+ Nghị cần: những người cần cù, chăm chỉ nổi tiếng trong nhân dân
+ Nghị tân: con cháu các triều vua trước
– Chiếu cố đối với người già (70 tuổi trở lên), trẻ em (15 tuổi trở xuống), người tàn tật, và phụ nữ (nữ phạm nhân chỉ phải chịu phạt roi mà không bị phạt trượng như nam phạm, nếu mang thai thì 100 ngày sau sinh mới phải chịu tội)
c. Chuộc tội bằng tiền
– Đây là điểm rất tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật, vừa hạn chế tham nhũng trong xử án (tránh dùng tiền để hối lộ quán xử án), vừa tăng thu cho ngân khố quốc gia.
d. Nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự liên đới và tập thể
– Đây là điểm đặc trưng của cổ luật, ví dụ:
+ khi phạm 1 số tội, thì người thân trong gia đình phải chịu tội thay cho người phạm tội
+ nếu tất cả mọi người trong gia đình cùng phạm tội thì chỉ bắt tội người tôn trưởng
+ con cháu nếu chịu tội đánh roi, đánh trượng thay cho ông bà, cha mẹ thì được giảm 1 bậc ==> đề cao chữ hiếu
e. Nguyên tắc miễn giảm trách nhiệm hình sự
– Tự vệ chính đáng
– Tình huống khẩn cấp
– Tình trạng bất khả kháng
– Trường hợp thi hành mệnh lệnh
– Trường hợp tự thú
f. Nguyên tắc quy định về thân thuộc, che dấu tội, bảo vệ cho nhau, không tố giác tội phạm
– Tư tưởng chung là giữa huyết thống gia đình và bảo vệ trật tự xã hội thì được phép lựa chọn huyết thống gia đình. Ví dụ: cấm vợ tố cáo chồng, cấm con tố cáo cha mẹ, trừ mưu phản, trừ cha giết mẹ hoặc mẹ giết cha
– Thưởng cho người tố giác tội phạm, trừng phạt kẻ che dấu tội phạm
2. Các nhóm tội phạm
– Thập ác tội: là nhóm 10 trọng tội, không giảm, không miễn, không cho chuộc tiền
Tội xâm phạm đến nền quân chủ và an ninh nhà nước: mưu phản, đại nghịch, phản bội tổ quốc, tiết lộ bí mật nhà nước
Bảo vệ mối quan hệ gia đình, thân tộc:
- Đánh, giết ông bà, cha mẹ, người thân trong dòng họ
- Bất hiếu:
- Trái lời ông bà, cha mẹ dạy bảo,
- Lăng mạ ông bà, cha mẹ,
- Không phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu,
- Tố cáo ông bà, cha mẹ,
- Cha mẹ chết không để tang
- Có tang cha, mẹ mà lấy vợ, lấy chồng
- Bán người thân trong gia đình
- Vợ đánh đập, tố cáo chồng, đang để tang chồng mà đi lấy chồng khác
- Thông dâm với người trong họ tộc
Bảo vệ đạo nghĩa của con người:
- dân giết quan, trò giết thầy, quân giết tướng
- giết người dã man, giết người bằng thuốc độc, bùa mê, giết người rồi chặt thây ra thành từng mảnh
Các nhóm tội phạm khác:
- Tội xâm phạm đến nhà vua và cung đình
- Các tội xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, nghi lễ triều đình
- Các tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự con người
- Các tội xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất và sở hữu của người khác
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
3. Hệ thống hình phạt, so sánh hình phạt
a. Hệ thống hình phạt
Gồm các hình phạt chính (chính hình) và hình phạt phụ (phụ hình)
Hình phạt chính là Ngũ hình (5 hình phạt chính):
- Xuy: đánh bằng roi, gồm 5 bậc là 10, 20, 30, 40, 50 roi
- Trượng: đánh bằng gậy (chỉ đàn ông mới bị trượng), gồm bậc là 60, 70, 80, 90, 100 trượng
- Đồ: lao động khổ sai, có 3 bậc (khác với luật Trung Quốc vì lao động phải theo điều kiện kinh tế VN)
- Lưu: đi đày, có 3 bậc là lưu châu gần (Nghệ An, Hà Tĩnh), lưu châu ngoài (Quảng Bình), lưu châu xa (Tân Bình, Thuận Hóa là các vùng đất mới ở phương nam) (khác với luật Trung Quốc)
- Tử: giết chết, khung 1 là giảm (tre cổ), trảo (chém đầu); khung 2 là khiêu (chéo bêu đầu) ; khung 3 là lăng trì (luật Trung Quốc chỉ có 2 khung là giảm và trảo, còn lăng trì gọi là phép nhuận tử – chết 2 lần)
Riêng xuy, trượng vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt phụ.
Giải thích về việc áp dụng hình phạt khiêu, lăng trì: “Những kẻ đại ác, đại bất nhân, đại bất nghĩa, đại bất kính thì tội chết cũng thể dung tha, cho nên phải đem đầu bêu cây, phải đem xác chặt ra để đưa sự trừng phạt của luật đến biên giới cuối cùng.” Khiêu là tên 1 loài chim, có tập tính là con chim con khi lớn lên, chim mẹ gà yếu thì ăn thịt chim mẹ, chỉ để lại cái đầu.
Đạo đức là nền gốc, nhưng đạo đức cũng chính là mục tiêu của luật.
Đạo đức – luật – đạo đức
Hình phạt phụ:
- Phạt tiền
- Thích chữ vào mặt, tay
- Tịch thu tài sản: 1 phần, hoặc tất cả
- Xử biếm: hạ thấp danh dự. Đây là hình phạt rất đặc sắc của Quốc triểu hình luật, thể hiện con người thời Lê rất coi trọng danh dự, nhất là đối với quan lại.
- Sung vợ, con làm nô tỳ: chỉ áp dụng với tội mưu phản, đại nghịch
- Giáng phẩm, trạch, bãi chức
- Đeo gông, xiềng
Thường những vi phạm về hành chính, dân sự thì phạt tiền hoặc xuy, trượng. Còn các vi phạm mang tính hình sự thì xử đồ, lưu, tử
b. So sánh hình phạt
Hình phạt thời Lê thể hiện tính sáng tạo so với luật Trung Quốc
Hình phạt thời Nguyễn chịu ảnh hưởng từ luật Đại Thanh, mặc dù có nhiều sự sáng tạo, nhưng chỉ sáng tạo mang tính tiểu tiết
Hình phạt trong PL phong kiến VN thể hiện tính dã man, tàn bạo, chủ yếu là hình phạt thân thể
Hình phạt được quy định khái quát ở điều 1 của bộ luật (trong cả Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ) và được quy định chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ ở hầu hết các điều khoản.
Quy định này có 2 ý nghĩa (ưu điểm):
- Giúp cho quan án khi xét xử không thể tự mình tăng, giảm hình phạt (như đối với luật VN hiện nay)
- Giúp cho người vi phạm PL hiểu được mình sẽ bị phạt nếu vi phạm như thế nào
Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế:
- Khi áp dụng thì phải đúng theo quy định, không được xê dịch
- Tuy nhiên, nếu biên độ hình phạt quá rộng (như luật VN đương đại) thì lại tạo điều kiện cho người xét xử tự ý tăng, giảm => dẫn tới tham nhũng trong xét xử
Hình phạt là chế tài chung cho mọi loại vi phạm, trên mọi lĩnh vực, thể hiện tính phổ biến của hình phạt
Có thể có 1 số đặc điểm nữa:
- Mẫu hình luật phong kiến VN chịu ảnh hưởng lớn từ luật Trung Quốc
- Tính thống nhất của hình phạt khá cao
- Phạt tiền và chuộc hình phạt bằng tiền được áp dụng rất phổ biến, thể hiện sự tiến bộ của PL phong kiến trong nền kinh tế nông nghiệp, bị kiểm soát và hạn chế thị trường.
Luật VN đương đại hiện không cho chuộc hình phạt bằng tiền => dẫn đến hậu quả là người có nhiều tiền khi phạm tội sẽ dùng tiền để mua chuộc hệ thống xét xử => tha hóa luật pháp => sụp đổ nguyên tắc pháp quyền.
Tuy nhiên, có 1 số loại tội không bao giờ có thể chuộc bằng tiền, như tội trong thập ác tội.
IV. PL phong kiến VN: Lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Hôn nhân là việc lớn của đời người
Về nguyên tắc, chế độ hôn nhân thời phong kiến VN là đề cao quyền gia trưởng, người gia trưởng thường là đàn ông trong gia đình, là chồng, cha, ông, con trai trưởng, cháu đích tôn. Người gia trưởng còn có thể là vợ cả trong trường hợp chồng qua đời.
Chế định kết hôn: thường quyền quyết định hôn nhân thuộc về cha mẹ, luật triều Nguyễn quy định thêm quyền kết hôn là có ý kiến của 2 chủ thể chính.
Kết hôn cấm: trường hợp không tôn trọng trật tự thê thiếp, cấm sư nam và đạo sỹ kết hôn (sư nữ luật không cấm)
Thủ tục kết hôn:
- B1: định hôn: hai bên gia đình gặp mặt
- B2: định thân: đặt lễ trên bàn thờ gia tiên
- B3: nạp tửu: nạp đồ sính lễ
- B4: nghinh hôn (vu quy): lễ cưới
Về ly hôn: cổ luật quy định về ly hôn khá tiến bộ:
+ người chồng bắt buộc phải bỏ vợ: thất xuất (7 trường hợp người vợ phải ra khỏi nhà chồng):
- Không con
- Ghen tuông
- Ác tật (bị bệnh phong hủi): không làm được cỗ để thờ cúng tổ tiền
- Dâm đãng: làm chồng hao mòn trí lực
- Không kính cha mẹ
- Lắm lời: làm rối loạn tâm trí chồng
- Trộm cắp vặt trong gia đình
Đến thời Nguyễn thì luật cho phép dù vợ phạm vào thất xuất nhưng chồng không muốn bỏ thì vẫn cho phép (chứ không phải chịu tội biếm như ở triều Lê)
Người vợ được phép ly hôn chồng:
- Chồng bỏ lửng vợ 5 tháng, nếu đã có con thì 1 năm, không đi lại
- Chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ phi lý
Nếu chồng bỏ lửng vợ vì lý do việc công (việc triều đình) thì không theo luật này.
Về quan hệ vợ chồng: quyền chủ yếu quy định cho người chồng, nghĩa vụ chủ yếu quy định cho người vợ
Về mối quan hệ gia đình:
- Mối quan hệ giữa cha mẹ với con là mối quan hệ trọng yếu
- Quan hệ họ hàng thân tộc
V. PL phong kiến VN: Lĩnh vực tố tụng
– Trình tự xét xử:
Xã – Huyện – Phủ – Đạo xứ (tỉnh) – TW
– TW gồm các cơ quan: bộ Hình, Ngự sử đài, Đô sát viện, Đại lý tự
2. Quy trình và thủ tục tố tụng
a. Quy trình tố tụng
– Khởi kiện và thụ lý
– Truy bắt và giam giữ
– Khảo cung
– Xét xử
– Thi hành án
– Ân xá
b. Các thủ tục tố tụng
– Triều đình thẩm án, Chánh đường, Tam pháp ty
– Triều thẩm, Đình nghị, Thu thẩm, Soát tụng
VI. PL phong kiến VN: Lĩnh vực dân sự
– Bao gồm sở hữu công và sở hữu tư
2. Chế định về hợp đồng, khế ước
– Đây là chế định rất lớn của PL dân sự phong kiến: hợp đồng mua bán, cầm cố, vay nợ, cho thuê, gửi giữ,
– Quy định về điều kiện hợp đồng, hình thức hợp đồng, các mẫu văn bản hợp đồng, và chế tài khi vi phạm
– Giao dịch liên quan đến ruộng đất bắt buộc phải bằng văn bản, có khế ước văn bản theo mẫu
– Thừa nhận 2 hình thức thừa kế:
+ thừa kế theo di chúc: quy định mẫu di chúc, người lập di chúc là cha mẹ, người có tài sản, di chúc có thể bằng miệng hoặc viết chúc thư
+ thừa kế theo PL: tài sản thường chia làm 3 khối:
- Tài sản của chồng
- Tài sản của vợ
- Tài sản chung của vợ chồng
PL tôn trọng di chúc. Nếu không có di chúc mà có di chúc “miệng” thì con, cháu cũng phải làm theo đúng. Nếu không có di chúc, không có lệnh của cha mẹ, mà anh chị em tự phân chia nhau thì luật cũng cho phép.
Thừa kế theo PL:
- Về nguyên tắc, tài sản thừa kế chủ yếu cho con
- Nếu cha/mẹ chết thì người còn sống sẽ thay mặt để quản lý tài sản cho con nhưng không được xâm phạm tài sản của con: nhất là khi chồng chết, con còn nhỏ, vợ cải giá thì cấm bán điền sản của con; trường hợp nếu vì vay nợ mà buộc phải bán thì phải xin phép người bên nội nhà chồng, không được tự ý. Ngược lại khi vợ chết thì người chồng cũng phải quản lý tài sản thay cho con, và cũng không được xâm phạm đến tài sản dành cho con.
Luật dự liệu các trường hợp xảy ra:
- Chồng có nhiều vợ, vợ trước nhiều con, vợ sau không con
- Vợ chồng không có con
- Vợ chồng có con, 1 người chết, sau con lại chết
Nguyên tắc chung là tài sản của chồng sẽ trả về cho chồng, tài sản của vợ sẽ trả về cho vợ, tài sản chung chia đôi, mỗi người 1 nửa. Nếu có con thì tài sản phần lớn để lại cho con.
Quy định này chủ yếu áp dụng đối với điền sản, thổ canh, thổ cư
Trong các văn bản bổ sung, luật có quy định tài sản gia đình là “của nổi” (giống với động sản) và “của chìm” (giống với bất động sản): chồng chết thì để cho vợ, vợ chết thì để cho chồng, nếu người đã chết mắc nợ thì lấy phần tài sản của họ để thanh toán, hết rồi sẽ không được đòi.
Luật cũng quy định cha mẹ mắc nợ thì có thể đòi ở con, nhưng con mắc nợ thì không được đòi ở cha mẹ
VII. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ (1777 – 1788)
- Là bộ luật về tố tụng đặc sắc của VN và của thế giới
- Bộ luật gồm 31 lệ, 133 điều
- Là bộ luật chuyên ngành tố tụng
- Lệ 1: thông lệ về khám tụng
- Lệ 2-14: thẩm quyền và thủ tục tố tụng: khởi kiện, thụ lý, tra xét, tróc bắt
- Lệ 15-30: thủ tục tố tụng theo loại vụ việc: nhân mạng, trộm cướp, Đấu ấn, Điền sản, Hôn thứ, Cai thu hà lam, Cờ bạc
- Lệ 31: Công bố sự phán quyết bản án, sao lưu, tống đạt và lưu trữ văn bản
3. Đặc trưng và giá trị của bộ luật
- Là thành tựu điển hình của PL tố tụng triều Lê (1468 – 1625 – 1788)
- Là 1 trong những bộ luật chuyên ngành tố tụng đầu tiên trên thế giới
- Phân loại tố tụng chuyên biệt, tố tụng chuyên sâu là giá trị đặc sắc của PL tố tụng
- Kế thừa và phát triển những giá trị của PL thời Lê sơ và Lê – Trịnh
- Giá trị về lập pháp, hình thức,nội dung và giá trị về thực hành ứng dụng.
- Lời tựa: của hoàng đế Gia Long
- Danh lệ
- Luật Lại
- Luật Hộ
- Luật Lệ
- Luật Bình
- Luật Hình
- Luật công
- Ly dẫn điều luật
3. Đặc trưng và giá trị của bộ luật
- Chịu ảnh hưởng từ PL nhà Đại Thanh bên Trung Quốc
- Cấu trúc tiến bộ, điều chỉnh theo thẩm quyền của 6 bộ
- Thống nhất PL trên cả nước
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: