Sơ đồ bài viết
Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu ôn tập hiệu quả cho môn Pháp luật đại cương, bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Với hệ thống câu hỏi đa dạng, bao quát các kiến thức trọng tâm, bộ trắc nghiệm này không chỉ giúp bạn củng cố kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng làm bài nhanh chóng, chính xác. Hãy khám phá ngay để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới!
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Câu 1. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
- Do nhân dân bầu
- Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
- Do Chủ tịch nước giới thiệu
- Do Chính phủ bầu
Câu 2. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:
- Pháp lệnh
- Luật
- Hiến pháp
- Nghị quyết
Câu 3. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:
- 2 kiểu pháp luật
- 3 kiểu pháp luật
- 4 kiểu pháp luật
- 5 kiểu pháp luật
Câu 4. Đạo luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn
hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước.
- Luật tổ chức Quốc hội
- Luật tổ chức Chính phủ
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND
- Hiến pháp
Câu 5. Mỗi một điều luật:
- Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành QPPL.
- Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành QPPL
- Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành QPPL -> Quy phạm định nghĩa
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 6. Khẳng định nào là đúng:
- Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL là nguồn của pháp luật Việt Nam.
- Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
- Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
- Cả A, B và C đều sai
Câu 7. Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự chưa đầy đủ, khi:
- Dưới 18 tuổi
- Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Dưới 21 tuổi
Câu 8. Khẳng định nào là đúng:
- Muốn trở thành chủ thể QHPL thì trước hết phải là chủ thể pháp luật
- Đã là chủ thể QHPL thì là chủ thể pháp luật
- Đã là chủ thể QHPL thì có thể là chủ thể pháp luật, có thể không phải là chủ thể pháp luật
- Cả A và B
Câu 9. Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:
- Quốc hội
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân
Câu 10. Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là:
- Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
- Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
- Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
- Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Câu 11. Cơ quan nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:
- Tòa kinh tế
- Tòa hành chính
- Tòa dân sự
- Tòa hình sự
Câu 12. Hình thức ADPL nào cần phải có sự tham gia của nhà nước:
- Tuân thủ pháp luật
- Thi hành pháp luật
- Sử dụng pháp luật
- ADPL
Câu 13. Hoạt động áp dụng tương tự quy phạm là:
- Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó.
- Khi có cả QPPL áp dụng cho trường hợp đó và cả QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.
- Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó và không có QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.
- Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó nhưng có QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.
Câu 14. Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xuất hiện từ khi nào:
- Từ khi xuất hiện nhà nước chủ nô
- Từ khi xuất hiện nhà nước phong kiến
- Từ khi xuất hiện nhà nước tư sản
- Từ khi xuất hiện nhà nước XHCN
Câu 15. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 271, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, nếu tội phạm có khung hình phạt từ 15 năm trở xuống thì thuộc thẩm quyền xét xử của:
- Tòa án nhân dân huyện
- Tòa án nhân dân tỉnh
- Tòa án nhân dân tối cao
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 16. Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL:
- Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng
- Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp cụ thể
- Khi xảy ra SKPL
- Cả A, B và C
Câu 17. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành những loại VBPL nào:
- Luật, nghị quyết
- Luật, pháp lệnh
- Pháp lệnh, nghị quyết
- Pháp lệnh, nghị quyết, nghị định
Câu 18. Trong HTPL Việt Nam, để được coi là một ngành luật độc lập khi:
- Ngành luật đó phải có đối tượng điều chỉnh
- Ngành luật đó phải có phương pháp điều chỉnh
- Ngành luật đó phải có đầy đủ các VBQPPL
- Cả A và B
Câu 19. UBND và chủ tịch UBND các cấp có quyền ban hành những loại VBPL nào:
- Nghị định, quyết định
- Quyết định, chỉ thị
- Quyết định, chỉ thị, thông tư
- Nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị
Câu 20. Theo quy định của Hiến pháp 1992, người có quyền công bố Hiến pháp và luật là:
- Chủ tịch Quốc hội
- Chủ tịch nước
- Tổng bí thư
- Thủ tướng chính phủ
Câu 21. Có thể thay đổi HTPL bằng cách:
- Ban hành mới VBPL
- Sửa đổi, bổ sung các VBPL hiện hành
- Đình chỉ, bãi bỏ các VBPL hiện hành
- Cả A, B và C.
Câu 22. Hội đồng nhân dân các cấp có quyền ban hành loại VBPL nào:
- Nghị quyết
- Nghị định
- Nghị quyết, nghị định
- Nghị quyết, nghị định, quyết định
Câu 23. Khẳng định nào là đúng:
- Mọi hành vi trái pháp luật hình sự được coi là tội phạm
- Mọi tội phạm đều đã có thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự
- Trái pháp luật hình sự có thể bị coi là tội phạm, có thể không bị coi là tội phạm
- Cả B và C
Câu 24. Tuân thủ pháp luật là:
- Hình thức thực hiện những QPPL mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
- Hình thức thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
- Cả A và B
Câu 25. Hình thức trách nhiệm nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam:
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỹ luật
Câu 26. Thi hành pháp luật là:
- Hình thức thực hiện những QPPL mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Hình thức thực hiện những quy định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
- Hình thức thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
- A và B đều đúng
Câu 27. Bản án đã có hiệu lực pháp luật được viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi:
- Người bị kết án, người bị hại, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với phán quyết của tòa án.
- Phát hiện ra tình tiết mới, quan trọng của vụ án.
- Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 28. Nguyên tắc “không áp dụng hiệu lực hồi tố” của VBPL được hiểu là:
- VBPL chỉ áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- VBPL chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
- VBPL không áp dụng đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực pháp luật.
- Cả A, B và C.
Câu 29. Trong các loại VBPL, văn bản chủ đạo:
- Luôn luôn chứa đựng các QPPL
- Mang tính cá biệt – cụ thể
- Nêu lên các chủ trương, đường lối, chính sách
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 30. Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
- Ngành luật đất đai
- Ngành luật lao động
- Ngành luật quốc tế
- Ngành luật đầu tư
Câu 31. Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
- Ngành luật kinh tế
- Ngành luật hành chính
- Ngành luật quốc tế
- Ngành luật cạnh tranh
Câu 32. Chế định “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” thuộc ngành luật nào:
- Ngành luật hành chính
- Ngành luật dân sự
- Ngành luật quốc tế
- Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
Câu 33. Chế định “Giao dịch dân sự” thuộc ngành luật nào:
- Ngành luật kinh tế
- Ngành luật tài chính
- Ngành luật đất đai
- Ngành luật dân sự
Câu 34. Chế định “Khởi tố bị can và hỏi cung bị can” thuộc ngành luật nào:
- Ngành luật dân sự
- Ngành luật tố tụng dân sự
- Ngành luật tố tụng hình sự
- Ngành luật hành chính
Câu 35. Các đặc điểm, thuộc tính của chế định pháp luật:
- Là hệ thống nhỏ trong ngành luật hoặc phân ngành luật
- Là một nhóm những các QPPL có quan hệ chặt chẽ với nhau điều chỉnh một nhóm các QHXH cùng loại – những QHXH có cùng nội dung, tính chất có quan hệ mật thiết với nhau.
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 36. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội thuộc:
- Cơ sở hạ tầng
- Kiến trúc thượng tầng
- Quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất
Câu 37. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong trong số các loại văn bản sau của HTPL Việt Nam:
- Quyết định
- Nghị định
- Thông tư
- Chỉ thị
Câu 38. Khẳng định nào là đúng:
- Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL.
- Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL; tập quán pháp.
- Nguồn của pháp luật nói chung là: VBPL; tập quán pháp; và tiền lệ pháp.
- Cả A, B và C đều sai
Câu 39. Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nghĩa là:
- Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ cán bộ, công chức.
- Mọi công dân Việt Nam được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ đảng viên.
- Cả A và B đều sai
Câu 40. Nhận định nào đúng:
- Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng kế thừa kiểu pháp luật trước
- Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước
- Kiểu pháp luật sau chỉ tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước nhưng không kế thừa kiểu pháp luật trước
- Cả A và B đều đúng
Câu 41. Các thuộc tính của pháp luật là:
- Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 42. Khẳng định nào sau đây là đúng:
- Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật để quản lý xã hội.
- Không chỉ nhà nước mà cả TCXH cũng có quyền ban hành pháp luật.
- TCXH chỉ có quyền ban hành pháp luật khi được nhà nước trao quyền.
- Cả A và C
Câu 43. Hiệu lực về không gian của VBQPPL Việt Nam được hiểu là:
- Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán nước ngoài và phần không gian trên tàu bè nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài.
- Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán nước ngoài, phần không gian trên tàu bè nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cả A, B và C đều sai
Câu 44. QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để:
- Áp dụng cho một lần duy nhất và hết hiệu lực sau lần áp dụng đó.
- Áp dụng cho một lần duy nhất và vẫn còn hiệu lực sau lần áp dụng đó.
- Áp dụng cho nhiều lần và vẫn còn hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
- Áp dụng cho nhiều lần và hết hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
Câu 45. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của:
- Quy phạm đạo đức
- Quy phạm tập quán
- QPPL
- Quy phạm tôn giáo
Câu 46. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản được ký kết giữa:
- Người lao động và người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động và đại diện người lao động
- Người lao động và đại diện người lao động
- Cả A, B và C
Câu 47. Chức năng của pháp luật:
- Chức năng lập hiến và lập pháp
- Chức năng giám sát tối cao
- Chức năng điều chỉnh các QHXH
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 48. Chủ thể của QHPL là:
- Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước.
- Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các QHPL.
- Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các QHPL cụ thể.
- Cả A, B và C
Câu 49. Khẳng định nào đúng:
- QPPL mang tính bắt buộc chung.
- Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc chung.
- Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc nhưng không mang tính bắt buộc chung.
- Cả A và C
Câu 50. Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự đầy đủ:
- Từ đủ 16 tuổi
- Từ đủ 18 tuổi
- Từ đủ 21 tuổi
- Từ đủ 25 tuổi
Câu 51. Người bị mất NLHV dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác:
- Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự kể cả khi chưa có kết luận của tổ chức giám định.
- Mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất NLHV dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 52. Khẳng định nào là đúng:
- Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện pháp luật.
- Hành vi vi phạm pháp luật không phải là hành vi thực hiện pháp luật.
- Hành vi vi phạm pháp luật cũng có thể là hành vi thực hiện pháp luật cũng có thể không phải là hành vi thực hiện pháp luật.
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 53. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong các văn bản sau của hệ thống VBQPPL Việt Nam:
- Bộ Luật
- Pháp lệnh
- Thông tư
- Chỉ thị
Câu 54. Để phân biệt ngành luật với các đạo luật, nhận định nào sau đây là đúng:
- Đạo luật là văn bản chứa các QPPL, là nguồn của ngành luật
- Ngành luật là văn bản chứa các QPPL, là nguồn của đạo luật
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 55. Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam
- Ngành luật hiến pháp (ngành luật nhà nước)
- Ngành luật dân sự
- Ngành luật hôn nhân và gia đình
- Ngành luật hàng hải
Câu 56. Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
- Ngành luật lao động
- Ngành luật hôn nhân và gia đình
- Ngành luật tố tụng dân sự
- Ngành luật nhà ở
Câu 57. Khẳng định nào sau đây là đúng:
- Khi một người chịu trách nhiệm về một sự việc nghĩa là người đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về sự việc đó.
- Khi một người phải chịu trách nhiệm về một sự việc thì người đó có thể hoặc không phải chịu trách nhiệm pháp lý về sự việc đó.
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 58. Khẳng định nào sau đây là đúng:
- Chỉ có CQNN hoặc người có thẩm quyền mới thực hiện hình thức ADPL.
- Cơ quan TCXH không có quyền thực hiện hình thức ADPL.
- Cơ quan TCXH có quyền thực hiện hình thức ADPL khi nhà nước trao quyền.
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 59. Về mặt cấu trúc, mỗi một QPPL:
- Phải có cả ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài
- Phải có ít nhất hai bộ phận trong ba bộ phận nêu trên
- Chỉ cần có một trong ba bộ phận nêu trên
- Cả A, B và C đều sai.
Câu 60. Các đặc điểm, thuộc tính của một ngành luật:
- Là một tiểu hệ thống lớn nhất của HTPL của một quốc gia
- Mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực QHXH nhất định có tính đặc thù
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 61. Các quyết định ADPL được ban hành:
- Luôn luôn phải theo một thủ tục chặt chẽ với đầy đủ các bước, các giai đoạn rõ ràng, cụ thể.
- Thông thường là phải theo một thủ tục chặt chẽ với đầy đủ các bước, các giai đoạn rõ ràng, cụ thể, nhưng đôi khi cũng được ban hành chớp nhoáng không có đầy đủ các bước để giải quyết công việc khẩn cấp.
- Một cách chớp nhoáng không có đầy đủ các bước, các giai đoạn và không theo một trình tự nhất định.
- Cả A, B và C
Câu 62. Quyết định ADPL:
- Phải được ban hành kịp thời.
- Phải đúng hình thức pháp lý và đúng mẫu quy định.
- Nội dung phải cụ thể, lời văn phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Cả A, B và C
Câu 63. Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội CXNT:
- Mang tính bắt buộc và không mang tính cưỡng chế
- Mang tính bắt buộc và mang tính cưỡng chế
- Không mang tính bắt buộc và không mang tính cưỡng chế
- Cả A, B và C đều sai
Câu 64. Các tòa án chuyên trách của hệ thống tòa án nước CHXHCN Việt Nam:
- Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động.
- Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế.
- Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, tòa hôn nhân gia đình.
- Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, hôn nhân gia đình, tòa hiến pháp
Câu 65. Các con đường hình thành nên pháp luật nói chung:
- Tập quán pháp
- Tiền lệ pháp
- VBQPPL
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 66. Phần giả định của QPPL là:
- Quy tắc xử sự thể hiện ý chí của nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà QPPL đã dự kiến trước.
- Chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định.
- Nêu lên đặc điểm, thời gian, chủ thể, tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, là môi trường tác động của QPPL.
- Cả A, B và C đều đúng
Câu 67. Điều kiện để trở thành chủ thể của QHPL:
- Có năng lực chủ thể pháp luật.
- Có NLPL.
- Có NLHV.
- Cả A, B và C đều sai
Câu 68. Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung) là thuộc tính (đặc trưng) của:
- QPPL
- Quy phạm đạo đức
- Quy phạm tập quán
- Quy phạm tôn giáo
Câu 69. Ai có quyền tiến hành hoạt động ADPL:
- Cá nhân; TCXH và doanh nghiệp
- CQNN và người có thẩm quyền
- TCXH khi được nhà nước trao quyền
- Cả B và C đều đúng
Câu 70. Tính chất của hoạt động ADPL:
- Là hoạt động mang tính cá biệt – cụ thể và không thể hiện quyền lực nhà nước.
- Là hoạt động không mang tính cá biệt – cụ thể nhưng thể hiện quyền lực nhà nước.
- Là hoạt động vừa mang tính cá biệt – cụ thể, vừa thể hiện quyền lực nhà nước.
- Cả A, B và C đều sai
Khóa học tìm hiểu pháp luật đại cương online của Học viện đào tạo pháp chế ICA là lựa chọn hoàn hảo để bạn nắm bắt những kiến thức cơ bản về pháp luật. Với sự hướng dẫn từ các giảng viên uy tín, bạn sẽ hiểu rõ các nguyên tắc pháp lý cơ bản, dễ dàng ứng dụng vào thực tiễn. Tham gia ngay để xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình học tập và sự nghiệp trong lĩnh vực pháp luật!
Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 1
- Bài tập tình huống pháp luật đại cương hữu ích cho sinh viên
- Câu hỏi nhận định đúng sai môn Pháp luật đại cương
Câu hỏi thường gặp:
Pháp luật có ba đặc điểm cơ bản:
Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật áp dụng cho mọi chủ thể trong xã hội.
Tính quyền lực, bắt buộc chung: Mọi người phải tuân thủ pháp luật, vi phạm sẽ bị xử lý.
Tính xác định về hình thức: Pháp luật phải được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng chính:
Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm trật tự xã hội.
Chức năng bảo vệ: Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Chức năng giáo dục: Giáo dục công dân về nghĩa vụ và quyền lợi của họ, từ đó xây dựng ý thức pháp luật.
Hệ thống pháp luật gồm các loại văn bản sau:
Hiến pháp
Luật (hoặc bộ luật)
Pháp lệnh
Nghị định
Quyết định
Thông tư
Văn bản liên tịch