Sơ đồ bài viết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Dân sự 1 là tài liệu quan trọng dành cho sinh viên luật và những người muốn củng cố kiến thức về luật dân sự. Với hệ thống câu hỏi phong phú, kèm đáp án chi tiết, bộ tài liệu này giúp bạn luyện tập, ôn tập hiệu quả, và tự tin hơn trong các kỳ thi. Đây là công cụ hữu ích giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, khái niệm, và quy định của luật dân sự một cách toàn diện.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật dân sự 1
Câu 1: Có mấy nguyên tắc cơ bản của pháp Luật Dân sự?
A. 3
B. 7
C. 2
D. 5
Câu 2: Tập quán pháp có thể được áp dụng khi nào?
A. Khi các bên tranh chấp mà pháp luật không quy định
B. Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán pháp
C. Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định
Câu 3: Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân sự?
A. Quyết định xử phạt hành chính
B. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
C. Yêu cầu cải chính
D. B & C
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các cá nhân đều có năng lực pháp Luật Dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
B. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp Luật Dân sự như nhau
C. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp Luật Dân sự khác nhau.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cứ 18 tuổi là người thành niên
B. Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
C. Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 6: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được thực hiện theo:
A. Theo ý chí của hai bên
B. Theo ý chí của một bên
C. Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định
D. Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch
Câu 7: Hãy chỉ ra các nhận định sai?
A. Con sinh ra mặc nhiên phải theo họ cha. Chỉ được theo họ mẹ khi chưa xác định được cha đẻ của đứa bé.
B. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
C. Có thể đặt tên con bằng số hoặc ký tự miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác.
D. A & C
Câu 8: Đăng ảnh của người khác phải được người đó đồng ý và phải trả thù lao
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Giao dịch dân sự có thể được lập bằng:
A. Bằng miệng hoặc bằng văn bản
B. Bằng hành vi cụ thể.
C. A & B
Câu 10: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được thực hiện theo:
A. Theo ý chí của hai bên
B. Theo ý chí của một bên
C. Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định
D. Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch
Câu 11: Một trong những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là:
A. Bên nào có lỗi thì phải xin lỗi, bồi thường và chịu phạt vi phạm.
B. Các bên bằng mọi giá phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
C. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Câu 12: Thời hiệu là:
A. Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
B. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
C. Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
D. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.
Hãy đăng ký ngay Khóa học tìm hiểu Luật Dân sự 1 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức cơ bản về luật dân sự, từ các nguyên tắc cơ bản đến quyền sở hữu và giao dịch dân sự. Đây là cơ hội để bạn tự tin vượt qua các kỳ thi và nâng cao hiểu biết pháp luật của mình. Tham gia ngay hôm nay để không bỏ lỡ những kiến thức quý giá và sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ giảng viên uy tín!
Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Bài tập tình huống luật dân sự về hợp đồng (có lời giải)
- Khoá học tìm hiểu Luật Dân sự 2 online
- Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 2
Câu hỏi thường gặp:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp:
Chủ thể tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch.
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội:
Giao dịch dân sự phải có mục đích và nội dung hợp pháp, không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện:
Giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối hoặc nhầm lẫn.
Hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật:
Giao dịch phải được thực hiện đúng hình thức mà pháp luật quy định, nếu không sẽ bị vô hiệu.
Hợp đồng song vụ:
Là loại hợp đồng mà mỗi bên trong hợp đồng có nghĩa vụ đối với bên kia. Ví dụ: Hợp đồng mua bán, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, bên mua có nghĩa vụ thanh toán.
Hợp đồng đơn vụ:
Là loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ đối với bên kia. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho, trong đó bên tặng cho có nghĩa vụ giao tài sản, còn bên nhận không phải thực hiện nghĩa vụ nào.