fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi + đáp án bài tập và tự luận môn pháp luật đại cương

Bạn đang tìm kiếm các câu hỏi và đáp án cho bài tập và tự luận môn Pháp luật Đại cương? Đây là tài liệu không thể bỏ qua dành cho sinh viên và những ai quan tâm đến lĩnh vực pháp luật. Bộ sưu tập này bao gồm những câu hỏi trọng tâm kèm theo đáp án chi tiết, giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản và tự tin hơn trong việc làm bài tập cũng như chuẩn bị cho các kỳ thi. Hãy khám phá ngay để củng cố nền tảng pháp luật của bạn!

Câu hỏi + đáp án bài tập và tự luận môn pháp luật đại cương

Câu 1: Trình bày khái niệm tố tụng dân sự và thẩm quyền của tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự?

Câu 2 : Trình bày dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Câu 3: Anh, chị trình bày các hàng thừa kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự 2015

Câu 4 : Anh, chị trình bày Các loại hợp đồng lao động BLLĐ năm 2019.

Câu 5 : Anh, chị trình bày thời hạn chuẩn bị xét xử

Câu 6 : Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định nào ?

Câu 7 : Anh, chị cho biết cơ quan tiến hành tố tụng gồm các cơ quan nào ? áp dụng trong luật Tố tụng Hình sự.

Câu 8 : Anh, chị trình bày người tiến hành tố tụng trong luật Tố tụng Hình Sự.

Câu 9 : Thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà chủ thể có điều kiện để cứu giúp thì chủ thể đó bắt buộc phải cứu giúp người đó. Anh chị xác định nội dung trên là hình thức thực hiện pháp luật gì sau đây :

Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật , áp dụng pháp luật

Câu 10 : Một người có quyền làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa
kế.
Anh chị xác định nội dung trên là hình thức thực hiện pháp luật gì sau đây :

Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật , áp dụng pháp luật

Câu 11 : Anh, chị trình bày Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bộ luật dân sự 2015.

Câu 12 : Anh chị trình bày hợp đồng lao động (Điều 20 BLLĐ 2019)

Câu 13 : Anh chị trình bày hiểu biết của anh chị về cơ quan Quốc Hội . áp dụng điều 69 hiến pháp năm 2013.

Câu 14 : Anh chị trình bày điều 86, điều 87 và điều 88 hiến pháp năm 2013 quy định về Chủ tịch nước.

Câu 15 : Anh chị trình bày sự hiểu biết của mình về cơ quan hành chính Chính phủ.

Câu 16 : Anh chị trình bày Điều 102 năm 2013. TÒA ÁN NHÂN DÂN (Tòa Dân sự)

Câu 17 : Anh chị trình bày Điều 107 năm 2013 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Câu 18 : Khoản 1 điều 68 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định : « Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích »

Ở đây sự kiện một người biệt tích hai năm lền trở lên … làm pháp sinh quyền của người có quyền, lợi ích liên quan.

Anh , chị cho biết đây là sự kiện pháp lý gì ? Hãy phân tích sự kiện pháp lý đó.

Câu 19 : Ví dụ : Kiềm chế không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. ĐỀ 1

Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Câu 20 : Ví dụ :Thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà chủ thể có điều kiện để cứu giúp thì chủ thể đó bắt buộc phải cứu giúp người đó….

Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Câu 21 : Ví dụ : Một người có quyền làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế

Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Câu 22 : Ví dụ : Anh Nguyễn Văn Minh xả thải từ 1.000kg chất thải nguy hại bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường

Anh, chị cho biết sẽ bị xử lý : Hình sự, dân sự hay hành chính ?

Câu 23 : Ví dụ : Chị Nguyễn Thị Mai xả thải dưới 1.000kg chất thải nguy hại chưa bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường.

Anh, chị cho biết sẽ bị xử lý : Hình sự, dân sự hay hành chính ?

Câu 24 : Ví dụ : Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,

Đại biểu Quốc Hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc Hội

Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp? Hãy phân tích phương pháp đó.

Câu 25 : Ví dụ : Mọi người phải có nghĩa vụ nộp thuế
Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp ? Hãy phân tích
phương pháp đó.

Câu 26 : Ví dụ : Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp ? Hãy phân tích phương pháp đó.

Câu 27 : Ví dụ : Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

Hãy phân tích tội phạm đó.

Câu 28 : Ví dụ : Điều 128 tội vô ý làm chết người .

Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng,

Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

Hãy phân tích tội phạm đó.

Câu 29 : Ví dụ : Điều 127 tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm .

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng,

Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

Hãy phân tích tội phạm đó.

Câu 30 : Ví dụ : Điều 123 tội giết người

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

Hãy phân tích tội phạm đó.

Câu hỏi + đáp án bài tập và tự luận môn pháp luật đại cương
Câu hỏi + đáp án bài tập và tự luận môn pháp luật đại cương

BAREM PHẦN TỰ LUẬN VÀ BÀI TẬP: (30 câu hỏi/ 2 tín chỉ LT)

Câu 1. (4 điểm) Trình bày khái niệm tố tụng dân sự và thẩm quyền của tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự?

Nội dung trả lờiĐiểm
– Khái niệm tố tụng dân sự:Tố tụng dân sự là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.Tố tụng dân sự là quá trình bao gồm các giai đoạn: khởi kiện vụ án dân sự, hòa giải, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự…Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.Thực hiện giải quyết vụ việc dân sự do nhiều chủ thể tham gia như: toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người định giá tài sản …– Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự:Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự là quyền xem xét thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự.Theo quy định tại Điều 1, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền: giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự); giải quyết các việc về yêu càu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự). Xét về bản chất, các quan hệ này đều có cùng tính chất là quan hệ tài sản hoặc nhân thân được hình thành trên cơ sờ bình đẳng, tự do, tự nguyện, thỏa thuận và tự định đoạt của các chủ thể.Xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự. Bởi chi khi vụ việc dân sự được giải quyết bởi Tòa án có thẩm quyền thì quá trình tổ tụng mới hợp pháp, mới làm phát sinh giá trị pháp lý đối với phán quyết của tòa án.Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết các vụ việc dân sự được xem xét ở các góc độ: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọncủa nguyên đơn.
0.50
0.50

0.25
0.25

1.00










0.50



0.50
Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm các vụ án dân sự, các việc dân sự phát sinh từ các quan hệ: dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác được quy định từ Điều 26 đến Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.0.50
Cộng4.00

Câu 2 : (4 điểm) Trình bày dấu hiệu vi phạm pháp luật?

Nội dung trả lờiĐiểm
– Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:+ Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con ngườiHành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm xác lập và duy trì trật tự xã hội. Do vậy, phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không.+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luậtCác quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con người, thông qua quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế nào… Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp luật bị coi là hành vi trái pháp luật.Nhũng hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định của các tổ chức trong xã hội, trái phong tục tập quán… nhưng không trái pháp luật không phải là vi phạm pháp luật.+ Vi phạm pháp luật do chủ thể cỏ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiệnMột người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Khả năng nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội.Khả năng điều khiển được hiểu là, trên cơ sở của sự nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; kiềm chế, không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của xã hội…+ Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thếTrong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả của hành vi đó.Trạng thái tâm lí của chủ thể khi thực hiện một hành vi có thế là vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ ơ, lãnhđạm, nhận thức được hay không nhận thức được, mong muốn, không0.50





0.50







1.00








1.00


1.00
mong muốn… Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn,quyết định và thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật.
Cộng4.00

Câu 3 (3 điểm): Anh, chị trình bày các hàng thừa kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự 2015

Nội dung trả lờiĐiểm
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại1.001.00
1.00
Cộng3.00
Câu 4 (4 điểm): Anh, chị trình bày Các loại hợp đồng lao động BLLĐ năm 2019.Nội dung trả lờiĐiểm
tại điều 20 BLLĐ năm 2019 các bên có thể giao kết hợp đồng lao động theo một trong hai loại sau:Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn , thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ ngày thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2.00

2.00
Cộng4.00

Câu 5 (4 điểm): Anh, chị trình bày thời hạn chuẩn bị xét xử

Nội dung trả lờiĐiểm
Sau khi tòa án thụ lý vụ án và phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án và phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ ánTội phạm ít nghiêm trọng : 30 ngàyTội phạm nghiêm trọng: 45 ngàyTội phạm rất nghiêm trọng: 02 thángTội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 03 tháng

1.001.001.001.00
Cộng4.00

Câu 6 (3 điểm): Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định nào ?

Nội dung trả lờiĐiểm
Đưa vụ án ra xét xửTrả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sungTạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án1.001.001.00
Cộng3.00

Câu 7 (3 điểm): Anh, chị cho biết cơ quan tiến hành tố tụng gồm các cơ quan nào ? áp dụng trong luật Tố tụng Hình sự.

Nội dung trả lờiĐiểm
Cơ quan điều traViện kiểm sátTòa án1.001.001.00
Cộng3.00

Câu 8 (3 điểm): Anh, chị trình bày người tiến hành tố tụng trong luật Tố tụng Hình Sự.

Nội dung trả lờiĐiểm
Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều traViện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viênChánh án, phó chánh án Tòa án, thẩm phán, hội thẩm Thư ký tòa án, Thẩm Tra viên.1.001.001.00
Cộng3.00

Câu 9 (3 điểm): Thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà chủ thể có điều kiện để cứu giúp thì chủ thể đó bắt buộc phải cứu giúp người đó. Anh chị xác định nội dung trên là hình thức thực hiện pháp luật gì sau đây :

Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật , áp dụng pháp luật

Nội dung trả lờiĐiểm
– Đây là hình thức Thi hành pháp luật3.00
Cộng3.00

Câu 10 (3 điểm): Một người có quyền làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế.

Anh chị xác định nội dung trên là hình thức thực hiện pháp luật gì sau đây : Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật , áp dụng pháp luật

Nội dung trả lờiĐiểm
– Đây là hình thức Sử dụng pháp luật3.00
Cộng3.00

Câu 11 (4 điểm): Anh, chị trình bày Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung trả lờiĐiểm
Điều 604, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người nào do có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.4.00
Cộng4.00

Câu 12 (4 điểm): Anh chị trình bày hợp đồng lao động (Điều 20 BLLĐ 2019)

Nội dung trả lờiĐiểm
Hợp đồng lao động có 2 loại4.00
Hợp đồng lao động không xác đinh thời hạn. Hai bên không xác định thời hạnHợp đồng lao động xác định thời hạn khoảng 36 tháng.
Cộng3.00

Câu 13 (3điểm): Anh chị trình bày hiểu biết của anh chị về cơ quan Quốc Hội . áp dụng điều 69 hiến pháp năm 2013.

Nội dung trả lờiĐiểm
QUỐC HỘI LÀ CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CAO NHẤT ÁP DỤNG ĐIIỀU 69 HIẾN PHÁP NĂM 2013Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN .Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lâp pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động Nhà Nước .Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Nhiệm Kỳ của mỗi khóa Quốc Hội là 5 năm.



1.00
1.00


1.00
Cộng3.00

Câu 14 (4 điểm): Anh chị trình bày điều 86, điều 87 và điều 88 hiến pháp năm 2013 quy định về Chủ tịch nước.

Nội dung trả lờiĐiểm
CHỦ TỊCH NƯỚCChủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại (điều 86)Chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số Đại biểu quốc hội và chịu trách nhiệm , báo cáo công tác trước Quốc Hội.Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của QH là 5 năm . Lưu ý: Khi QH hết nhiệm kỳ , Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi QH khóa mới bầu ra CTN (Điều 87)Nhiệm vụ, quyền hạn của CTN được quy định tại Điều 88 hiếnpháp năm 2013
1.000

1.001.000



1.00
Cộng4.00

Câu 15 (3 điểm): Anh chị trình bày sự hiểu biết của mình về cơ quan hành chính Chính phủ.

Nội dung trả lờiĐiểm
CHÍNH PHỦChính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hộiChính phủ chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, ủy ban thường vụ QH, chủ tịch nước (Điều 94)Nhiệm vụ , quyền hạn của chính phủ quy định từ điều 96 đến điều 100 hiến pháp năm 2013
1.00


1.00
1.00
Cộng3.00

Câu 16 (3 điểm): Anh chị trình bày Điều 102 năm 2013.TÒA ÁN NHÂN DÂN (Tòa Dân sự)

Nội dung trả lờiĐiểm
Điều 102 năm 2013Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, Thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân gồm : Tòa án nhân dân tối cao và tòa án tỉnh, tòa án quận, huyện.Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, quyền vào lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân.

1.00


1.00

1.00
Cộng3.00

Câu 17 (3 điểm): Anh chị trình bày Điều 107 năm 2013 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Nội dung trả lờiĐiểm
Điều 107 năm 2013VKS ND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư phápVKSND gồm: VKS ND Tối cao , VKSND Tỉnh, VKSNDQuận-huyện.VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật , bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

1.00
1.00

1.00
Cộng3.00

Câu 18 (4 điểm): Khoản 1 điều 68 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định : « Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền , lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích »

Ở đây sự kiện một người biệt tích hai năm lền trở lên … làm pháp sinh quyền của người có quyền, lợi ích liên quan.

Anh , chị cho biết đây là sự kiện pháp lý gì ? Hãy phân tích sự kiện pháp lý đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
– Theo sự kiện pháp lý: Đây là sự biến: là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh ….mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự hiện diện của chúng với sự pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật4.00
Cộng4.00

Câu 19 (3 điểm): Ví dụ : Kiềm chế không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. ĐỀ 1 Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Nội dung trả lờiĐiểm
– Ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật đó là: TuânThủ Pháp luật.3.00
Cộng3.00

Câu 20 (3 điểm): Ví dụ :Thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà chủ thể có điều kiện để cứu giúp thì chủ thể đó bắt buộc phải cứu giúp người đó….

Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Nội dung trả lờiĐiểm
– Ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật đó là: Thi hành pháp luật3.00
Cộng3.00

Câu 21 (3 điểm): Ví dụ : Một người có quyền làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế

Anh, chị xác định ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật gì ?

Nội dung trả lờiĐiểm
– Ví dụ trên là hình thức thực hiện pháp luật đó là: Sử dụng pháp luật.3.00
Cộng3.00

Câu 22 (3 điểm): Ví dụ : Anh Nguyễn Văn Minh xả thải từ 1.000kg chất thải nguy hại bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường

Anh, chị cho biết sẽ bị xử lý : Hình sự, dân sự hay hành chính ?

Nội dung trả lờiĐiểm
Anh Nguyễn Văn Minh sẽ bị xử lý hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường.3.00
Cộng3.00

Câu 23 (3 điểm): Ví dụ : Chị Nguyễn Thị Mai xả thải dưới 1.000kg chất thải nguy hại chưa bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường.

Anh, chị cho biết sẽ bị xử lý : Hình sự, dân sự hay hành chính ?

Nội dung trả lờiĐiểm
Chị Nguyễn Thị Mai chỉ bị xử phạt hành chính chứ không phải là tội phạm.3.00
Cộng3.00

Câu 24 (4 điểm): Ví dụ : Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc Hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc Hội

Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp? Hãy phân tích phương pháp đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là phương pháp cho phépPhương pháp cho phép được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, quyền hạn của những người có chức trách trong bộ máy Nhà nước.2.002.00
Cộng4.00

Câu 25 (4 điểm): Ví dụ : Mọi người phải có nghĩa vụ nộp thuế

Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp ? Hãy phân tích phương pháp đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là phương pháp bắt buộcPhương pháp bắt buộc thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan Nhà Nước.2.002.00
Cộng4.00

Câu 26 (4 điểm): Ví dụ : Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Anh , chị cho biết ví dụ trên là phương pháp gì trong luật Hiến pháp ? Hãy phân tích phương pháp đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là phương pháp cấmPhương pháp cấm được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc của công dân.2.002.00
Cộng4.00

Câu 27(4 điểm): Ví dụ : Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Hãy phân tích tội phạm đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọngTội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.2.002.00
Cộng4.00

Câu 28 (4 điểm): Ví dụ : Điều 128 tội vô ý làm chết người .

Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Hãy phân tích tội phạm đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là Tội phạm nghiêm trọngTội phạm nghiêm trọng : Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình Sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.2.002.00
Cộng4.00

Câu 29 (4 điểm): Ví dụ : Điều 127 tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm .

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Hãy phân tích tội phạm đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là Tội phạm rất nghiêm trọngTội phạm rất nghiêm trọng : Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình Sự quy định đối với tội ấy là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù.2.002.00
Cộng4.00

Câu 30(4 điểm): Ví dụ : Điều 123 tội giết người

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo Bộ luật hình sự năm 2015. Anh , chị xác định ví dụ trên là Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, Tội phạm rất nghiêm trọng, Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Hãy phân tích tội phạm đó.

Nội dung trả lờiĐiểm
Ví dụ trên là Tội phạm đặc biệt nghiêm trọngTội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình2.002.00
Cộng4.00

Đăng ký ngay khóa học tìm hiểu pháp luật đại cương online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững những kiến thức nền tảng về pháp luật. Đây là bước đầu tiên quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc cơ bản và ứng dụng pháp luật trong đời sống. Khóa học được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp cho mọi đối tượng muốn bắt đầu tìm hiểu về luật pháp. Hãy tham gia ngay để trang bị cho mình kiến thức vững chắc và tự tin hơn trong các tình huống pháp lý hàng ngày!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết