fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp

Bộ câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp là tài liệu ôn tập quan trọng dành cho sinh viên luật và những ai đang chuẩn bị cho các kỳ thi liên quan đến môn học này. Tài liệu cung cấp các câu hỏi tự luận đa dạng, giúp bạn củng cố kiến thức, nâng cao khả năng lập luận và phân tích các vấn đề pháp lý trong Hiến pháp. Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, đây là nguồn tài liệu không thể thiếu để bạn tự tin vượt qua kỳ thi và đạt kết quả cao.

Câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp

Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.
Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?
Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?
Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.
Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau?
Câu 11. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?
Câu 12. Bảo hiến: khái niệm, cơ sở, các mô hình điển hình.
Câu 13. Trình bày về mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp).
Câu 14. Trình bày về mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung).
Câu 15. Bình luận về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.
Câu 16. “Chủ nghĩa lập hiến” (chủ nghĩa hợp hiến) là gì?
Câu 17. Hiến pháp với pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào?
Câu 18. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp (“hiến pháp tối thượng”) thể hiện như thế nào?
Câu 19. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 20. Nêu một số nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
Câu 21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của hiến pháp Việt Nam so với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới.
Câu 22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
Câu 23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
Câu 24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.
Câu 25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
Câu 26: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Câu 27: Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói đầu của các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992. 2013.
Câu 28: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992 và 2013.
Câu 29: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
Câu 30: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.
Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?
Câu 32: Hiến pháp có quan hệ như thế nào với Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 33. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
Câu 34: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?
Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì? Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
Câu 37: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
Câu 38: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
Câu 39: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 40: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Câu 41: Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”
Câu 42: Nhà nước có các nghĩa vụ gì về quyền con người?
Câu 43: Có những cách phân loại quyền con người nào?
Câu 44: Công dân Việt Nam có khả năng bị Nhà nước tước quốc tịch không?
Câu 45: Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài hay không?
Câu 46: Hiến pháp có thể bảo vệ quyền con người bằng những cách nào?
Câu 47: Những điểm mới của chế định về QCN, Quyền công dân và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013.
Câu 48: Hiến pháp 2013 quy định những căn cứ cụ thể nào có thể sử dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân?
Câu 49: Quyền dân sự theo Hiến pháp năm 2013
Câu 50: Quyền chính trị theo Hiến pháp năm 2013
Câu 51: Liệt kê các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
Câu 52: Một số điều khoản tại Chương II Hiến pháp 2013 có quy định: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Bình luận về quy định này
Câu 53: Những công dân nào có quyền bầu cử ứng cử
Câu 54: Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có gì khác so với trong Hiến pháp các nước trên thế giới?
Câu 55: Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân
Câu 56: Mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ
Câu 57: Bình luận về câu nói “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.
Câu 58+ 59+ 60+ 61+ 62: Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.
Câu 63: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định như thế nào về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử?
Câu 64: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào quyết định thành lập?
Câu 65: Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
Câu 65. Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?
Câu 66. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm những ai?
Câu 67. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
Câu 68. Quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
Câu 69. Mặt trân tổ quốc Việt Nam có vai trò gì trong việc bầu cử hiện nay?
Câu 70. Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH ko?
Câu 71. Người đang bị khởi tố bị can có được ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND không?
Câu 72. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. phiếu bầu gạch xóa hết tên những người ứng cử có được coi là phiếu bầu hợp lệ không?
Câu 73: Chế độ kinh tế theo các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 có gì khác nhau?
Câu 74: Quy định về sở hữu theo các Hiến pháp năm 1980, 1992. 2013 có gì khác nhau?
Câu 75: Quy định về các thành phần kinh tế theo các Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 có gì khác nhau?
Câu 76: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế VN nghĩa là như thế nào?
Câu 77: Chế định sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
Câu 78: Các quyền về văn hoá của công dân qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
Câu 79: Chế định bảo vệ Tổ quốc qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013
Câu 80: Địa vị pháp lí của Quốc hội Hiến pháp 2013
Câu 81: Chức năng của Quốc hội Hiến pháp 2013:
Câu 82: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Hiến pháp 2013:
Câu 83: Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong Hiến pháp 2013:
Câu 84: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát với những cơ quan:
Câu 85: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao bằng cách:
Câu 86: Quốc hội bầu ra những chức danh nào trong bộ máy Nhà nước?
Câu 87: “Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”:
Câu 88: Những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị QH quyết định trưng cầu ý dân:
Câu 89: Cơ cấu tổ chức của QH theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức QH 2014:
Câu 90: Mô hình nghị viện/QH 2 viện có những ưu thế, hạn chế gì so với mô hình 1 viện?
Câu 91: Vị trí pháp lí của UBTVQH theo Hiến pháp 2013:
Câu 92: UBTVQH gồm:
Câu 93: Một bộ trưởng có thể thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH không?
Câu 94: Nhiệm vụ, quyền hạn chính của UBTVQH theo Hiến pháp 2013
Câu 95: UBTVQH có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết.
Câu 96: Chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn theo Hiến pháp năm 2013.
Câu 97. Hiện nay Quốc hội có bao nhiêu Ủy ban?
Câu 98. Kể tên các Ủy ban của Quốc hội.
Câu 99. Quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội có thay đổi như thế nào qua các bản Hiến pháp Việt Nam?
Câu 100. Trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Câu 101. Quy trình lập pháp của Quốc hội gồm những giai đoạn nào?
Câu 102. Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay không?
Câu 103. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
Câu 104. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
Câu 105. Nêu khái niệm quyền hành pháp của Chính phủ.
Câu 106: Các thẩm quyền chủ yếu của chính phủ theo hiến pháp 2013
Câu 107: Thủ tướng chính phủ có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội không?
Câu 108: Thẩm quyền của Thủ tướng theo hiến pháp 2013
Câu 109: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Câu 110: Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do cơ quan nào quyết định?
Câu 111: Vị trí pháp lý của Bộ trưởng
Câu 112: Việc đề nghị bổ nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm một Bộ trưởng diễn ra theo trình tự:
Câu 113: Quyền lập quy của Chính phủ
Câu 114: Quyền trình dự án luật của Chính phủ
Câu 115: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về Chính phủ
Câu 116: Định chế Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp:
Câu 117: Địa vị Pháp lý của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013
Câu 118: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 2013 được quy định bởi điều 88, 89, 90 Hiến Pháp 2013
Câu 119: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Lập pháp
Câu 120: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Tư Pháp
Câu 121: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Hành Pháp
Câu 122: Những điểm mới của iến Pháp 2013 về Chủ tịch nước
Câu 123: Vị trí pháp lý của Tòa án Nhân dân Tối cao
Câu 124: Nêu khái niệm quyền Tư pháp của Tòa án
Câu 125: Cơ cấu tổ hức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014:
Câu 126: Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao
Câu 127: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao
Câu 128: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có tối đa là bao nhiêu thành viên?
Câu 129: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do cơ quan nào bầu ra?
Câu 130: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
Câu 131: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
Câu 132: Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Câu 133: Trình bày nội dung nguyên tắc độc lập xét xử
Câu 134: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về tòa án
Câu 135: Vị trí pháp lý của viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 2013
Câu 136: Trình bày về quyền công tố của viện kiểm sát
Câu 137: Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 138: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?
Câu 139: “Chính quyền địa phương” được hiểu gồm những cơ quan nào?
Câu 140: Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có phải lấy ý kiến nhân dân địa phương không?
Câu 141: Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013
Câu 142: Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013.
Câu 143: Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Câu 144: Cơ quan nào bầu ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?
Câu 145: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Câu 146: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Câu 147: Trình bày về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan Nhà nước ở trung ương.
Câu 148: Hãy bình luận về chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương thời gian qua.
Câu 149: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương
Câu 150: Các thiết chế hiến định mới được thành lập trong Hiến pháp năm 2013
Câu 151: Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ gì?
Câu 152: Tổng Kiểm toán Nhà nước do cơ quan nào bầu ra?

Câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp
Câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp

Đáp án câu hỏi tự luận ôn tập môn luật hiến pháp

Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.

a) Khái niệm hiến pháp:

  • Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lý cao nhất, là hệ thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực Nhà nước và bảo vệ quyền con người.
  • Hiến pháp được ban hành bởi cơ quan lập pháp (như nghị viện hay quốc hội), và việc sửa đổi, thông qua hiến pháp phải tuân theo quy trình riêng khác với luật thông thường.
  • Hiến pháp được bảo vệ bởi cơ chế bảo hiến.

b) Các quan điểm về hiến pháp:

  • Hiến pháp là bản khế ước xã hội, là sự thỏa thuận giữa người dân và người đại diện của họ, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Hiến pháp là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước, ngăn chặn sự lạm quyền và bảo vệ quyền con người.
  • Hiến pháp là cơ sở pháp lý tối cao, tạo nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.

  • Nghiên cứu các mối quan hệ xã hội liên quan đến nguồn gốc và bản chất của quyền lực Nhà nước.
  • Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.
  • Nghiên cứu các mối quan hệ cơ bản giữa cơ quan Nhà nước và công dân.
  • Nghiên cứu các mối quan hệ xã hội liên quan đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức Nhà nước Việt Nam.

Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.

  • Hiến pháp ra đời khi xã hội phát triển, con người nhận ra rằng quyền lực Nhà nước phải xuất phát từ nhân dân và cần được kiểm soát để bảo vệ quyền con người.
  • Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna Carta (1215), nhưng Hiến pháp thành văn hiện đại đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
  • Hiến pháp được xây dựng ở Bắc Mỹ và Châu Âu, sau đó lan rộng ra các khu vực khác, đặc biệt là sau thập kỷ 1949 khi phong trào giành độc lập dân tộc bùng nổ.
  • Hiến pháp hiện đại mở rộng phạm vi quy định, bao gồm cả kinh tế, văn hóa, xã hội, và các quyền công dân mới.

Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.

  • Hiến pháp là nền tảng cho mọi thỏa ước khác trong cộng đồng, chính thức hóa việc người dân trao quyền tự do cá nhân để nhận lại sự bảo vệ từ Nhà nước.
  • Bản khế ước xã hội định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng.
  • Nếu người cầm quyền không thực hiện tốt trách nhiệm, bản khế ước sẽ bị coi là vô hiệu, và cộng đồng có quyền chọn người thay thế.

Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?

  • Hiến pháp đặt ra những quy định nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của Nhà nước, bảo vệ quyền con người trước những bản tính xấu của người cầm quyền.
  • Nội dung chính của Hiến pháp bao gồm phân quyền và nhân quyền, đảm bảo rằng Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhân dân theo đúng hiến pháp.

Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?

  • Hiến pháp bảo vệ quyền con người bằng cách xác định những quyền mà Nhà nước phải tôn trọng và thực thi.
  • Hiến pháp là bức tường chắn quan trọng ngăn ngừa hành vi lạm dụng quyền lực, xâm phạm quyền con người.
  • Hệ thống bảo vệ quyền con người bao gồm các tòa án, cơ quan nhân quyền quốc gia và tòa án hiến pháp.

Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.

  • Đối với quốc gia: Hiến pháp là nền tảng pháp lý cao nhất, tạo lập thể chế chính trị dân chủ, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của người dân và tạo cơ sở cho phát triển bền vững.
  • Đối với người dân: Hiến pháp đảm bảo nền dân chủ thực sự, ghi nhận các quyền con người và cơ chế bảo vệ quyền đó, giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo và phát triển.

Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.

  • Theo hình thức:
    • Hiến pháp bất thành văn: dựa trên tục lệ, án lệ, không có tính trội so với các đạo luật khác.
    • Hiến pháp thành văn: được soạn thảo thành văn bản, có giá trị pháp lý cao nhất.
  • Theo nội dung:
    • Hiến pháp cổ điển: tập trung vào quyền tự do con người và quyền lực Nhà nước.
    • Hiến pháp hiện đại: mở rộng nội dung bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Theo thủ tục thông qua, sửa đổi:
    • Hiến pháp cương tính: có cơ chế bảo hiến, được thông qua bởi Quốc hội lập hiến.
    • Hiến pháp nhu tính: được sửa đổi như luật thông thường, không có cơ chế bảo hiến.
  • Theo bản chất hiến pháp:
    • Hiến pháp tư bản chủ nghĩa: quy định phân quyền và thừa nhận quyền tư hữu.
    • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa: phủ nhận thuyết tam quyền phân lập, quy định quyền lực do Đảng lãnh đạo.

Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.

  • Quyền lập hiến: Là quyền xây dựng và sửa đổi hiến pháp, bao gồm quyền lập hiến nguyên thủy (xây dựng hiến pháp đầu tiên hoặc làm hiến pháp mới) và quyền lập hiến phái sinh (sửa đổi hiến pháp hiện hành).
  • Quyền lập pháp: Là quyền làm luật và sửa đổi luật, chủ thể chính là Quốc hội. Quốc hội kiểm tra, giám sát sự tương hợp giữa giải pháp lập pháp của Chính phủ với ý chí của nhân dân.

Câu 10: So sánh quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013

Quy trìnhHiến pháp 1946Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013
Yêu cầu sửa đổi Hiến phápĐiều 70: Cần 2/3 số nghị viên yêu cầu sửa đổi Hiến pháp.Không có quy định cụ thể về yêu cầu sửa đổi.Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp và có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình.
Quyết định sửa đổi Hiến phápQuốc hội thảo luận và quyết định sửa đổi Hiến pháp. Cần ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi Hiến pháp, thông qua chủ trương và thành lập ủy ban sửa đổi.Tương tự Hiến pháp 1992.
Xây dựng dự thảoỦy ban dự thảo do Quốc hội thành lập thực hiện.Một ủy ban dự thảo được thành lập cho mỗi lần sửa đổi Hiến pháp. Ủy ban này có thể lập thêm các thường trực và cơ quan chuyên môn hỗ trợ.Tương tự Hiến pháp 1992.
Tham vấn nhân dânKhông quy định cụ thể.Không quy định cụ thể.Không quy định cụ thể.
Thảo luận và Thông quaQuốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp. Cần ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.Không yêu cầu phúc quyết toàn dân.Tương tự Hiến pháp 1946.
Công bố và Hiệu lực pháp lýKhông quy định cụ thể.Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.Tương tự Hiến pháp 1992.

Câu 11: Đặc điểm của Hiến pháp bất thành văn của Anh Quốc

Hiến pháp Anh Quốc không được biên soạn thành một văn bản cố định mà là tập hợp các luật, nguyên tắc pháp luật, điều ước quốc tế, án lệ và tập quán nghị viện. Một số đặc điểm chính của Hiến pháp Anh Quốc bao gồm:

  1. Chủ quyền tối cao của Nghị viện và Nhà nước pháp quyền: Nghị viện có thể ban hành bất kỳ luật nào, và các luật này có hiệu lực tối cao. Không có luật nào cao hơn luật của Nghị viện, khác với các nước có Hiến pháp thành văn.
  2. Chế độ quân chủ lập hiến: Vua chỉ có vai trò tượng trưng và thực hiện các quyền hạn theo sự tư vấn của Thủ tướng.
  3. Chế độ chính trị lưỡng đảng: Anh Quốc có hai đảng lớn thay phiên nhau cầm quyền, và đảng đối lập giám sát đảng cầm quyền.
  4. Sự gắn kết và thống nhất giữa lập pháp và hành pháp: Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện.
  5. Sự tách bạch giữa chính trị và công vụ: Công chức tại Anh không thuộc đảng phái chính trị, đảm bảo tính khách quan và nghiệp vụ chuyên môn.
  6. Tư pháp độc lập và án lệ: Tòa án tại Anh có quyền độc lập, và thẩm phán có thể tạo ra các quy phạm pháp luật thông qua án lệ.
  7. Tập quán hiến pháp: Một số quy tắc bắt buộc được hình thành từ cuộc sống chính trị và được coi là tập quán hiến pháp.

Câu 12: Khái niệm và các mô hình bảo hiến

Khái niệm bảo hiến: Là chế độ xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp của các cơ quan công quyền. Bảo hiến tồn tại dựa trên cơ sở Hiến pháp cương tính, tức là Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất và phải được sửa đổi theo những thủ tục đặc biệt.

Các mô hình bảo hiến:

  1. Bảo hiến tập trung: Chỉ có một cơ quan duy nhất là Tòa án Hiến pháp thực hiện chức năng bảo hiến, độc lập với các tòa án thường (Ví dụ: Đức).
  2. Bảo hiến phi tập trung: Tất cả các tòa án đều có quyền xét xử về tính hợp hiến (Ví dụ: Mỹ).
  3. Tòa án tối cao: Thuộc loại mô hình tập trung hóa, Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có thẩm quyền bảo hiến (Ví dụ: Ireland).
  4. Hội đồng Hiến pháp: Là một cơ quan chính trị, không phải một cơ quan tài phán hiến pháp thực thụ.
  5. Mô hình hỗn hợp: Kết hợp đặc điểm của ít nhất hai mô hình khác nhau, là xu hướng phổ biến trên thế giới.

Câu 13: Mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp)

Mô hình bảo hiến tập trung đặc trưng bởi việc thành lập một cơ quan chuyên biệt, như Tòa án Hiến pháp, để thực hiện chức năng bảo hiến. Cơ quan này hoạt động độc lập với các nhánh quyền lực khác và có thẩm quyền quyết định về tính hợp hiến của các văn bản luật, điều ước quốc tế, và các quy định khác. Mô hình này ra đời sớm nhất tại Áo vào năm 1920 và quyết định của Tòa án Hiến pháp có giá trị bắt buộc.

Câu 21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của Hiến pháp Việt Nam so với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới:

  • Nội dung:
    • Hiến pháp Việt Nam thuộc nhóm Hiến pháp của các nước chậm phát triển và xã hội chủ nghĩa (XHCN), với nền tảng là sự phủ nhận học thuyết phân quyền trong việc tổ chức Nhà nước. Thay vào đó, Việt Nam áp dụng tư tưởng tập quyền XHCN.
    • Nguyên tắc “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” là nền tảng chính của Hiến pháp Việt Nam. Các Hiến pháp của Việt Nam luôn khẳng định quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân.
  • Hình thức:
    • Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp thành văn, có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ quy định về chế độ chính trị mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh.
    • Hiến pháp chứa đựng nhiều quy định mang tính cương lĩnh trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
    • Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam không quy định cơ quan chuyên trách để phán quyết các hành vi vi hiến, dẫn đến tính hình thức của Hiến pháp do thiếu cơ chế bảo hiến chuyên trách.

Câu 22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946:

  • Đặc điểm:
    • Hiến pháp 1946 là hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, gắn liền với Tuyên ngôn Độc lập.
    • Có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành.
  • Nội dung cơ bản:
    • Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, xác định Việt Nam là Nhà nước dân chủ cộng hòa.
    • Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
    • Chương III và IV quy định cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, bao gồm Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính và Tòa án.
    • Về cơ cấu tổ chức, Hiến pháp 1946 có đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính, với Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu hành pháp, còn Thủ tướng do Nghị viện bầu ra nhưng không chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Câu 23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959:

  • Đặc điểm:
    • Hiến pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ ở miền Nam.
    • Đây là Hiến pháp đầu tiên mang đậm dấu ấn tổ chức Nhà nước theo mô hình XHCN.
  • Nội dung cơ bản:
    • Hiến pháp gồm 10 chương, 79 điều, với chương I xác định chính thể là dân chủ cộng hòa.
    • Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
    • Bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, với quyền lực tập trung vào Quốc hội.
    • Hiến pháp mang tính định hướng, chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH.

Câu 24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980:

  • Đặc điểm:
    • Hiến pháp 1980 là bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH.
    • Đây là bản Hiến pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng nhắc về tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm từ các nước trong hệ thống Liên Xô và Đông Âu.
  • Nội dung cơ bản:
    • Hiến pháp gồm 12 chương, 147 điều.
    • Chương I xác định chế độ chính trị là “Nhà nước chuyên chính vô sản”, khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
    • Đất đai được quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do Nhà nước thống nhất quản lý.
    • Bộ máy Nhà nước thể hiện nguyên tắc trách nhiệm tập thể, với các cơ quan tập thể cùng chịu trách nhiệm.

Câu 25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992:

  • Đặc điểm:
    • Hiến pháp 1992 được ban hành trong thời kỳ đổi mới, với những quy định thể hiện nhận thức mới của Việt Nam.
  • Nội dung cơ bản:
    • Không còn quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thay vào đó là nguyên tắc “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
    • Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội, không phân chia rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    • Bỏ những quy định về cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận thức cũ, nhưng vẫn giữ nguyên vai trò của Đảng Cộng sản trong Hiến pháp.

Câu 26. Đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013:

  • Đặc điểm:
    • Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều, với cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so với Hiến pháp năm 1992.
  • Nội dung cơ bản:
    • Đưa các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca) từ chương XI của Hiến pháp 1992 vào chương I “Chế độ chính trị”.
    • Chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lên vị trí chương II.
    • Gộp các chương về chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục thành chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”.
    • Lần đầu tiên có chương mới về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước” (Chương X).

Câu 27. Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói đầu của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013:

Vị trí, vai trò:

Lời nói đầu là phần mở đầu, giới thiệu mục đích và chủ thể của Hiến pháp, giống như cánh cửa mở vào ngôi nhà Hiến pháp. Nó giúp tổng kết một giai đoạn lịch sử, phản ánh hiện thực xã hội, quan điểm và nhận thức của giai cấp lãnh đạo.

Lời nói đầu của Hiến pháp các năm:

  • Hiến pháp 1946: Thể hiện tinh thần dân chủ, không phân biệt giai cấp, nhấn mạnh 3 nguyên tắc: đoàn kết toàn dân, đảm bảo quyền tự do dân chủ, và thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân.
  • Hiến pháp 1959: Khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh vì một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, và giàu mạnh.

Tham gia ngay Khóa học tìm hiểu Luật Hiến pháp online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức nền tảng về hệ thống pháp luật quốc gia. Được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, cùng nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức pháp lý và tự tin hơn trong học tập và công việc! Đăng ký ngay hôm nay!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hiến pháp 2013 quy định những căn cứ cụ thể nào có thể sử dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân?

Theo Hiến pháp 2013. những căn cứ cs thể sử dụng để hạn chế quyền con người, quyền công dân là: “trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đước xã hội, sức khỏe cộng đồng” (Khoản 2. Điều 14)

Hiến pháp có thể bảo vệ quyền con người bằng những cách nào?

Trong Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã họi được công nhận, tôn trọng bảo vệ đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14). Trng Hiến pháp quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong xã hội. Qua đó “mọi người có quyền tôn trọng quyền của người khác” (Điều 15). Có nghĩa là bên cạnh các quyền của mỗi con người Nhà nước có quy định thêm các nghĩa vụ của họ đối với người khác và xã hội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết