Sơ đồ bài viết
Quyền im lặng là gì? Quyền im lặng của bị can, bị cáo ở Việt Nam ra sao? Đây là những câu hỏi quan trọng trong hệ thống tư pháp và quyền con người. Quyền im lặng, một nguyên tắc quan trọng được quốc tế công nhận, cho phép bị can, bị cáo không phải khai báo chống lại chính mình. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về khái niệm quyền im lặng, quy định pháp luật về quyền này tại Việt Nam, và ý nghĩa của nó đối với quyền lợi của người bị điều tra, truy tố.
Quyền im lặng là gì?
“Quyền im lặng” hay được biết đến rộng rãi bằng tên gọi “Quyền Miranda” bắt nguồn từ pháp luật Mỹ. Quyền này được giải thích là: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”.
“Quyền im lặng” có nguyên tắc “Không người nào bị bắt buộc phải làm chứng chống lại mình”. Người bị bắt giữ khi bị thẩm vấn thì hoàn toàn có quyền giữ im lặng vì bất cứ điều gì người ấy khai báo sẽ được dùng xem là chứng cứ để chống lại họ ở Tòa án. Người bị buộc tội chỉ có thể khai báo khi có mặt luật sư.
Nguyên tắc “quyền Miranda” được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Hiến pháp Nhật Bản quy định “Không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”; ở Đức được quy định: “Bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử”.
Quyền im lặng của bị can, bị cáo ở Việt Nam
Trước đây pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền này; nhưng kể từ bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì đã ghi nhận quyền im lặng của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật.
Trong nội dung của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa nêu ra khái niệm hay cách hiểu cụ thể mà chỉ cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản về quyền con người; quyền công dân của Hiến pháp năm 2013. Theo đó một số nguyên tắc như “Suy đoán vô tội”; “Xác định sự thật của vụ án”; “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”; “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.
Bị can, bị cáo đều không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc thừa nhận mình có tội. Bị can, bị cáo có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc bị can, bị cáo im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo im lặng; cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp. Quyền này được thể hiện xuyên suốt từ khi bị bắt, bị khởi tố cho đến xét xử.
Ai được sử dụng quyền im lặng?
Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 thì những đối tượng sau được sử dụng quyền:
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
- Người bị tạm giữ
- Bị can, bị cáo
Ý nghĩa của quyền im lặng
Với tiêu chí “không để lọt tội phạm và người phạm tội; không làm oan người vô tội” thì Quyền im lặng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trước hết, quyề này giúp triệt để thực hiện “suy đoán vô tội”. Hoạt động tố tụng là việc đi ngược dòng thời gian để tìm ra sự thật khách quan; song nhận thức của con người là có hạn nên một số trường hợp không thể hoặc chưa thể truy ra sự thật. Tuy nhiên, dưới sức ép không để lọt tội phạm dễ dẫn đến hiện tượng “giết nhằm hơn bỏ sót”; vậy là oan sai lại xảy ra. Quyền im lặng giúp Tòa án cần thu gom ngoài lời thú tội của các chứng cứ khác để chứng minh tội phạm.
Bên cạnh đó, giúp đề cao hơn nữa quyền im lặng là quyền của người bị buộc tội. Quyền im lặng cho phép người bị buộc tội được im lặng tuyệt đối đúng theo nghĩa đen của từ “im lặng”; hoặc được quyền im lặng tương đối; tức là họ được im lặng cho đến khi gặp luật sư riêng của mình. Mọi lời khai không có chứng kiến của luật sư đều không có giá trị pháp lý trừ trường hợp người bị buộc tội không cần luật sư. Điều này sẽ góp phần loại trừ tình trạng ép cung, dùng nhục hình để lấy lời khai giả.
Có như vậy, quyền của bị can, bị cáo mới được bảo vệ toàn diện từ pháp lý cho đến thực tiễn.
Câu hỏi thường gặp
Điều 13 Bộ luật TTHS quy định Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự; thủ tục do Bộ luật TTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
“Quyền im lặng” hay được biết đến rộng rãi bằng tên gọi “Quyền Miranda” bắt nguồn từ pháp luật Mỹ.
Quyền này được giải thích là: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa”