fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe bị xử phạt ra sao?

Khi không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe, vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy khám phá các hậu quả pháp lý và quy trình xử lý trong trường hợp này để hiểu rõ hơn về các biện pháp và hình thức xử lý án phạt. Tham khảo thêm trong bài viết “Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe bị xử phạt ra sao?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Quy định của pháp luật về hiệu lệnh của CSGT

Hiệu lệnh của CSGT là một trong những việc mà một người cảnh sát giao thông cần phải thực hiện khi tiến hành phân luồng giao thông hoặc để giảm tình trạng kẹt xe tại các điểm nóng trong giao thông. Hiệu lệnh của CSGT được thực hiện bằng cả hai tai trái và phải. Dựa vào hiệu lệnh của CSGT người điều khiển phương tiện sẽ biết được mình cần di chuyển như thế nào là hợp lý. Ngày nay hiệu lệnh giao thông được áp dụng nhiều và thường xuyên ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về hiệu lệnh của CSGT như sau:

“2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.”

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT bị xử phạt ra sao?

Một trong những lỗi mà người điều khiển phương tiện thương hai mắc phải chính là không chấp hành hiêu lệnh dừng xe từ phía CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Với lỗi vi phạm hành chính này tuỳ theo phương tiện điều khiển mà bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe máy và từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu điều khiển xe ô tô. Ngoài ra nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh mà gây ra tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe bị xử phạt ra sao?
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe bị xử phạt ra sao?

Theo quy định tại Nghị định 100/019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT như sau:

  • Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì đi thế nào?

Hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì đi thế nào? Để trả lời câu hỏi thắc mắc của người dân hiện nay thì tại Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, Bộ Giao thông và Vận tải đã quy định cụ thể rằng khi tại một khu vực nào đó vừa có biển báo và có người đăng điều khiển hiệu lệnh thì người dân cần phải tuân thủ các hiệu lệnh được người CSGT đưa ra. Chính vì thế khi di chuyển trên đường tại khu vực có 02 đặc điểm đó thì hiệu lệnh của người CSGT là chỉ dẫn được ưu tiên chấp hành.

Theo quy định tại Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của người điều khiển giao thông tại Việt Nam như sau:

“Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.”

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các loại biển báo tại Việt Nam?

– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
– Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
– Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Chấp hành hiệu lệnh và báo hiệu đường bộ như thế nào?

– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Khi tham gia giao thông tốc độ giữa các xe như thế nào là hợp lý?

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết