fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Kế toán hợp tác xã cần làm những gì?

Kế toán hợp tác xã đóng vai trò then chốt trong việc quản lý tài chính, đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Nhiệm vụ của kế toán bao gồm ghi chép, kiểm tra và báo cáo các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính định kỳ, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, kế toán hợp tác xã cần phối hợp chặt chẽ với các thành viên và ban quản lý để xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả. Vậy chi tiết công việc của kế toán hợp tác xã bao gồm những gì và làm thế nào để thực hiện tốt vai trò này? Cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu trong bài viết “Kế toán hợp tác xã cần làm những gì?” dưới đây nhé!

Nhiệm vụ của công chức Tài chính kế toán xã là gì?

Công chức Tài chính kế toán xã là một công việc không quá phổ biến, nhiều người chỉ đơn giản hiểu kế toán là việc thực hiện các công việc liên quan tới sổ sách. Tuy nhiên chức vụ kế toán xã lại có những công việc đặc thù riêng, vậy để trả lời cho câu hổi công chức kế toán có những nhiệm vụ gì thì căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định nhiệm vụ của công chức Tài chính – kế toán xã như sau:

– Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

– Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản…) theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Kế toán hợp tác xã cần làm những gì?

Kế toán hợp tác xã sẽ cũng có những nhiệm vụ của một chức vụ kế toán cơ bản, để hiểu rõ nhiệm vụ kế toán gồm có những gì thì quy định tại Điều 4 Luật Kế toán 2015 như sau:

“1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”

Với chức năng phản ảnh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ thực tiễn như sau:

Kế toán hợp tác xã cần làm những gì?
Kế toán hợp tác xã cần làm những gì?

+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.

+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán.

+ Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Kế toán trưởng có được làm trưởng phòng kế toán không?

Kế toán trưởng và trưởng phòng kế toán là 2 vị trí chức vụ khác nhau, tuy nhiên do cách gọi khá giống nhau nên nhiều người vẫn tưởng rằng đây là một chức vụ, có cùng chức năng nhiệm vụ như nhau. Vậy để có câu trả lời cho câu hỏi kế toán trưởng có được làm trưởng phòng kế toán không thì căn cứ Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán như sau:

“Điều 52. Những người không được làm kế toán

1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”

Theo đó, không có quy định nào cấm việc kế toán trưởng kiêm chức vụ trưởng phòng kế toán. Nên kế toán trưởng có thể làm trưởng phòng kế toán.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Kế toán trưởng do hợp tác xã thuê có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nếu hợp tác xã bổ nhiệm kế toán trưởng trực tiếp làm việc và là người lao động làm việc tại hợp tác xã thì phải ký hợp đồng lao động theo quy định. Trường hợp này, hợp tác xã có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho kế toán trưởng như người lao động bình thường theo quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019.
Mặt khác, trong trưởng hợp hợp tác xã thuê dịch vụ (từ các cá nhân kinh doanh dịch vụ hoặc công ty kinh doanh dịch vụ) làm kế toán trưởng thì chỉ ký hợp đồng dịch vụ, không ký hợp đồng lao động nên không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của đối tượng nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật kế toán 2015 như sau:
“Điều 53. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.”
Theo đó, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
Trong bộ máy doanh nghiệp, kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
Trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhiệm vụ của công chức kế toán xã là gì?

Tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định nhiệm vụ của công chức Tài chính – kế toán xã như sau:
– Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
– Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản…) theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết