Sơ đồ bài viết
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, các địa phương, hằng năm đều có chính sách quy hoạch, mở rộng đường. Việc mở rộng đường này sẽ không tránh khỏi việc tác động vào những mảnh đất thuộc quyền sở hữu của người dân. Trong trường hợp này, địa phương sẽ xem xét kế hoạch bồi thường. Bồi thường khi mở rộng đường như thế nào? Tham khảo bài viết sau của Học viện đào tạo pháp chế ICA để có câu trả lời về vấn đề này.
Khi nào Nhà nước thu hồi đất?
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Điều kiện được bồi thường về đất
Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.
Theo đó để được bồi thường về đất thì người sử dụng đất cần đáp ứng đủ điều kiện sau:
– Đất không thuộc trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
– Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận (Có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013, mặc dù không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng vẫn được bồi thường về đất nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
– Là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004.
– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Bồi thường khi mở rộng đường thế nào?
Căn cứ vào quy định trên, khi nhà nước thực hiện dự án mở rộng đường giao thông mà làm vào phần đất thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân thì sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường như sau:
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi: Bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; Không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì bồi thường bằng tiền.
- Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi: Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở; Nếu không có đất ở thì bồi thường bằng tiền.
Bồi thường khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trong trường hợp này là trường hợp không có một trong những loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Để được bồi thường về đất thì người sử dụng đất phải được cấp hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận gồm 02 trường hợp: Có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Riêng đối với trường hợp đất không có giấy tờ thì xác định điều kiện thường sẽ khó hơn.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã quy định rõ đối với đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì vẫn được bồi thường về đất khi đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo các điều cụ thể của Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
“Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của
Nếu người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Mời bạn xem thêm
- Luật thương mại quốc tế học trường nào?
- Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thương mại
- Gây tai nạn giao thông không phải bồi thường trong trường hợp nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền ra quyết định thu hồi được quy định như sau:
* UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
* UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)
UBND cấp huyện quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường như sau:
– Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi: Bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; Không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì bồi thường bằng tiền.
– Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi: Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở; Nếu không có đất ở thì bồi thường bằng tiền.
Căn cứ khoản 83 Luật Đất đai 2013, ngoài việc được bồi thường về đất, nhà ở thì người bị thu hồi còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở.
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
– Hỗ trợ khác.