Sơ đồ bài viết
Hiện nay các vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như đời sống ngày càng được nhiều người quan tâm. Một trong những lựa chọn tốt nhất là tham gia bảo hiểm. Bên cạnh loại hình bảo hiểm bắt buộc của nhà nước, người dân còn có xu hướng sử dụng các loại hình bảo hiểm dịch vụ khác như bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhân thọ, v.v. Để đáp ứng nhu cầu trên, nhiều công ty bảo hiểm được thành lập. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm muốn được hoạt động thì phải có Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bạn đọc có thể tham khảo thủ tục trong bài viết “Thủ tục mở chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm năm 2024” sau đây nhé!
Điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Để có thể thành lập và kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp cần có đủ điều kiện để cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định 123/2011/NĐ-CP và các thông tư đi kèm thì doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng đê chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra, đối với từng loại hình công ty thì sẽ có thêm một số điều kiện riêng.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm
Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bảo hiểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Phuong án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dụ phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có lien quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của laoij sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Thủ tục mở chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm năm 2023
Hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh bao gồm:
Văn bản đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật;
Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu và biên khả năng thanh toán theo quy định.
Lý lịch tư pháp, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, lý lịch, bản sao văn bằng chứng chỉ chứng minh trình độ, kinh nghiệm của người dự kiến được bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;
Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Trường hợp mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 19 nghị định 73/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp:
Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm
Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau
Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài
Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam;
Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào
Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép