fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện

Trên thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân có mong muốn khởi kiện một cá nhân, tổ chức nào đó những vì không thể tự mình thực hiện nên có nhu cầu ủy quyền cho người khác nộp đơn khởi kiện giúp mình. Việc ủy quyền cho người khác nộp đơn khởi kiện cần phải có giấy ủy quyền để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Nếu bạn chưa biết viết giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện như thế nào? Hãy tải xuống mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện tại bài viết này của chúng tôi nhé.

Tải xuống mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện

Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn khởi kiện không?

Người đại diện được quy định là cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.”

Theo Khoản 1, 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về người đại diện theo ủy quyền như sau:

“Điều 85. Người đại diện

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.”

Bên cạnh đó, tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo đó, cá nhân có quyền tự mình khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu người còn lại thực hiện đúng thỏa thuận hay bồi thường thiệt hại cho mình. Bên cạnh đó, cá nhân hoàn toàn có thể thông qua người đại diện hợp pháp, trong trường hợp này là người đại diện theo ủy quyền để làm giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện

Khi đã viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện mà người khởi kiện không muốn tự mình nộp hay không thể tự mình đi nộp cho Tòa án có thẩm quyền thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện cũng tương tự như các mẫu giấy ủy quyền để thực hiện công việc thông thường khác.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện nên được công chứng, chứng thực trước khi thực hiện nộp và phải được nộp kèm với hồ sơ khởi kiện vụ án tại tòa án.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện
Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm viết đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhân dân nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân (hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức); số điện thoại, fax và địa chỉ email (nếu có). Trường hợp các bên có thỏa thuận địa chỉ để TAND liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân (hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức); số điện thoại, fax và địa chỉ email (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân (hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức); số điện thoại, fax và địa chỉ email (nếu có). Trường hợp không rõ về nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì cần ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân (hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức); số điện thoại, fax và địa chỉ email (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cần ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đã bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể mà yêu cầu TAND giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ của mình kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện cần phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đã bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ cần phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện đã bị xâm phạm. Người khởi kiện cần bổ sung hoặc giao nộp bổ sung các tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của TAND trong quá trình giải quyết vụ án.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện

Khi đã viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện mà người khởi kiện không muốn tự mình nộp hay không thể tự mình đi nộp cho Tòa án có thẩm quyền thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện cũng tương tự như các mẫu giấy ủy quyền để thực hiện công việc thông thường khác.

Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện nên được công chứng, chứng thực trước khi thực hiện nộp và phải được nộp kèm với hồ sơ khởi kiện vụ án tại tòa án.

Trên đây là “Mẫu giấy ủy quyền nộp đơn khởi kiện” của Học viện đào tạo pháp chế ICA. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ủy quyền cho người khác ký đơn khởi kiện thay cho mình được không?

Việc làm đơn khởi kiện sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
Trong trường hợp này, cá nhân là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại điểm a, nên cá nhân có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tuy nhiên, cá nhân phải tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện, và không thể ủy quyền cho người khác ký.

Nhờ người khác nộp đơn ly hôn có được không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Như vậy theo quy định không cấm cá nhân ủy quyền, nộp đơn ly hôn nên cá nhân có thể nhờ người khác nộp giúp đơn ly hôn theo 3 cách: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trực tuyến.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết