Sơ đồ bài viết
Kỷ luật cán bộ giáo viên là quá trình áp dụng các biện pháp quản lý và sửa chữa hành vi, hành động của cán bộ giáo viên khi vi phạm quy định, nguyên tắc, hay chuẩn mực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và quản lý trong môi trường giáo dục. Quá trình kỷ luật nhằm mục đích đảm bảo sự tuân thủ, nghiêm túc và hiệu quả trong công việc của cán bộ giáo viên, cũng như duy trì và phát triển hình ảnh, uy tín của cơ sở giáo dục. Quy trình kỷ luật cán bộ giáo viên hiện nay như thế nào?
Nhà giáo, giáo viên và giảng viên khác nhau thế nào?
Giáo viên đóng vai trò quan trọng và đa dạng trong hệ thống giáo dục, từ cơ sở giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác. Trách nhiệm của họ không chỉ là chuyển đạt kiến thức mà còn là hướng dẫn, tạo động lực và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhà giáo, giáo viên và giảng viên như sau:
“Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
…”
Như vậy, nhà giáo là cách gọi chung của giáo viên và giảng viên trong cơ sở giáo dục, trong đó:
– Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạu trình độ sơ cấp, trung cấp;
– Giảng viên là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo như thế nào?
Nhiệm vụ của nhà giáo không chỉ là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mà còn bao gồm việc định hình tư duy và phẩm chất con người. Những người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và giáo dục công dân cho học sinh. Trong trách nhiệm giáo dục, họ phải thực hiện chương trình giáo dục đầy đủ, chất lượng và tuân thủ nguyên lý giáo dục.
Ngoài ra, nhà giáo cũng phải là gương mẫu trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân và tuân thủ đúng điều lệ nhà trường cùng quy tắc ứng xử của nhà giáo. Họ có trách nhiệm giữ gìn phẩm chất, uy tín, và danh dự của mình, đồng thời tôn trọng và đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh.
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong công việc giảng dạy, nhà giáo cũng phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. Việc học tập và rèn luyện sẽ giúp họ đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời là nguồn động viên, tạo động lực tích cực cho học sinh.
Ngoài nhiệm vụ, những quyền của nhà giáo cũng cần được đảm bảo để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Điều này bao gồm quyền được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo, được đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Họ cũng có quyền hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
Quan trọng hơn nữa, nhà giáo cần được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Quyền nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của Chính phủ cũng là một phần quan trọng, giúp họ duy trì sức khỏe và tinh thần để tiếp tục truyền đạt tri thức và giáo dục thế hệ tương lai.
Quy trình kỷ luật cán bộ giáo viên
Các lý do có thể dẫn đến quyết định kỷ luật cán bộ giáo viên có thể bao gồm vi phạm nội quy, điều lệ nhà trường, hay hành vi không đúng đắn, không đạo đức trong quá trình giảng dạy và quản lý học sinh. Mục tiêu cuối cùng của quá trình kỷ luật là giữ vững trật tự, đạo đức, và chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.
Quy trình xử lý kỷ luật cán bộ giáo viên được thực hiện theo điều 15, 16, 17, 18 nghị định 27/2012/NĐ-CP
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng); chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật.
– Thành phần dự họp kiểm điểm giáo viên vi phạm bao gồm toàn thể giáo viên là viên chức của đơn vị.
– Giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm; và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
– Nội dung các cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm; biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi tới Chủ tịch Hội đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật.
Bước 2: Thành lập hội đồng kỷ luật
– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (hiệu trưởng) quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật; để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật với giáo viên vi phạm. Hội đồng kỷ luật sẽ có 03 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị (hiệu trưởng hoặc hiệu phó)
- Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn nhà trường
- Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của nhà trường
– Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến giáo viên làm thành viên Hội đồng kỷ luật.
Bước 3: Chuẩn bị cuộc họp Hội đồng kỷ luật
– Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật; giấy triệu tập họp phải được gửi tới giáo viên. Nếu giáo viên vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Trường hợp giáo viên đó vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập; nếu người đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu; hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
– Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm; trích ngang sơ yếu lý lịch của giáo viên, biên bản cuộc họp kiểm điểm và các tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Tiến hành cuộc họp Hội đồng kỷ luật
– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của giáo viên có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
– Giáo viên đọc bản tự kiểm điểm; nếu giáo viên đó vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; nếu người đó không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp.
– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm
– Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến
– Giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu người đó không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp.
– Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
– Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
Bước 5: Ra quyết định kỷ luật
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản; (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi đến hiệu trưởng.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật; hiệu trường ra quyết định kỷ luật.
– Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì hiệu trưởng quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật từ 2 tháng lên 4 tháng.
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, còn đối với công chức làm công việc công vụ mang tính thường xuyên, liên tục.