fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Việt Nam có bao nhiêu đại học và trường đại học

Hiện nay cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam có rất nhiều các trường Đại học chuyên ngành khác nhau. Ở Việt nam phân thành hai hình thứ là Đại học và trường đại học. Chắc hản là nhiều người sẽ suy nghĩ là nó có gì khác nhau. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu trong bài viết “Việt Nam có bao nhiêu đại học và trường đại học?” nhé!

Việt Nam có bao nhiêu đại học và trường đại học?

Số lượng đại học tại Việt Nam

2 đại học quốc gia

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của đại học (ĐH) quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của ĐH quốc gia gồm: Hội đồng ĐH quốc gia; Giám đốc, phó giám đốc; Văn phòng và các ban chức năng được tổ chức theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả; Các trường ĐH thành viên; Các viện nghiên cứu khoa học thành viên; Các khoa trực thuộc, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, phân hiệu (nếu có), các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học; Hội đồng khoa học và đào tạo; Một số hội đồng tư vấn khác.

Theo quyết định này, Việt Nam hiện có 2 ĐH quốc gia gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.

ĐH Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 1993 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường ĐH lớn ở Hà Nội: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ).

ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có 3 cấp quản lý hành chính: ĐH Quốc gia Hà Nội là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; Giám đốc, các phó giám đốc và Chủ tịch Hội đồng ĐH do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các trường, khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc; các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.

ĐH Quốc gia Hà Nội có 36 đơn vị, trong đó có 9 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Y dược, Trường ĐH Luật. Ngoài ra, ĐH này còn có Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, khoa các Khoa học liên ngành.

ĐH Quốc gia TP.HCM được Chính phủ thành lập vào năm 1995. Trong số 38 đơn vị, ĐH này hiện có 7 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH An Giang.

Ngoài ra, ĐH này còn 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị – Hành chính), 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

3 đại học vùng

Theo thông tư của Bộ GD-ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của các ĐH vùng và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên, ĐH vùng là cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND tỉnh nơi ĐH vùng đặt trụ sở; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Việt Nam có bao nhiêu đại học và trường đại học

Tổng số lượng các trường đại học ở Việt Nam

Tính đến năm 2021, có khoảng 450 trường đại học ở Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi theo thời gian khi trường mới mở hoặc trường không còn tồn tại đóng cửa.

Việt Nam có nhiều trường đại học danh tiếng, nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn và nhiều trường đại học khác trên cả nước.

Bốn quy định đặc biệt khi chuyển từ trường thành đại học

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Thứ hai, trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.

Thứ ba, trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp – với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

Thứ tư, trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

Câu hỏi thường gặp:

Danh sách các trường đại học hàng đầu Việt Nam khu vực miền Trung?

Đại học Vinh
Đại học Đà Nẵng
Đại học Huế
Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Danh sách trường đại học hàng đầu Việt Nam khu vực miền Nam
Đại học Bách khoa Tp HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM
Đại học Tài chính Marketing Tp HCM
Đại học Quốc gia Tp HCM

Danh sách các trường Đại học top đầu Việt nam khu vực miền Bắc?

1. Đại học Quốc gia Hà Nội
2.Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Đại học Ngoại thương Hà Nội
4. Học viện Ngoại giao
5. Đại học Sư phạm Hà Nội
6. Đại học Hà Nội
7. Đại học Xây dựng
8. Đại học Kinh tế Quốc dân
9. Đại học Thái Nguyên
10. Đại học giao thông vận tải Hà Nội
11. Học viện Tài chính
12. Đại học Mở Hà Nội
13. Học viện Ngân hàng

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết