fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Vi phạm quy định kế toán bị xử phạt như thế nào

Vi phạm quy định về kế toán không chỉ gây rủi ro cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà còn có thể dẫn đến các mức xử phạt hành chính nghiêm khắc theo quy định pháp luật. Vậy vi phạm quy định kế toán bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây của Pháp chế ICA sẽ giúp bạn nắm rõ các hành vi bị coi là vi phạm, mức phạt tương ứng theo từng trường hợp, và lưu ý cần thiết để doanh nghiệp tránh bị xử lý khi thực hiện công tác kế toán.

Vi phạm quy định kế toán bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có chức vụ, quyền hạn nếu lợi dụng vị trí để thực hiện hành vi vi phạm quy định về kế toán và gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

1. Trường hợp gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng người đó đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự mà vẫn tái phạm, thì bị xử lý như sau:

  • Hình phạt: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
  • Hành vi bao gồm: Giả mạo, khai man hoặc ép buộc người khác giả mạo tài liệu kế toán; cung cấp thông tin sai sự thật; để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị; cố ý hủy hoại tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ,…

2. Trường hợp có yếu tố tăng nặng như:

  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

Thì mức hình phạt sẽ nặng hơn, từ 3 năm đến 12 năm tù.

3. Nếu hành vi gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Hình phạt bổ sung: Ngoài các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc nhất định từ 1 đến 5 năm hoặc bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.

Như vậy, bất kỳ cá nhân nào có chức vụ, quyền hạn và trực tiếp lợi dụng vị trí để thực hiện hành vi sai phạm trong lĩnh vực kế toán, gây hậu quả nghiêm trọng, đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này áp dụng không phân biệt loại hình doanh nghiệp – dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân – miễn người đó có hành vi vi phạm với lỗi cố ý và gây thiệt hại theo mức độ được quy định.

Vi phạm quy định kế toán bị xử phạt như thế nào;
Vi phạm quy định kế toán bị xử phạt như thế nào;

Che giấu tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào không hứa hẹn trước mà thực hiện hành vi che giấu tội phạm, trong đó bao gồm các tội quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 221 (tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng), thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, người che giấu có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc hạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một ngoại lệ quan trọng tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm, trừ khi che giấu tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác thuộc quy định tại Điều 389.

Do đó, nếu người thực hiện hành vi che giấu không thuộc nhóm thân thích nêu trên, hoặc hành vi che giấu không thuộc diện được miễn trừ theo quy định tại Điều 18, thì sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt tương ứng.

Tóm lại, người che giấu tội phạm liên quan đến vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 389, với mức phạt tù lên tới 5 năm, nếu không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm hình sự do quan hệ thân thích theo luật định.

Người không tố giác tội phạm đối với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào biết rõ tội phạm đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, bao gồm cả tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại khoản 2 và 3 Điều 221), mà không tố giác với cơ quan có thẩm quyền, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm theo luật.

Mức hình phạt cụ thể bi phạt cảnh cáo, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc hạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự:

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự, những người sau đây không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không tố giác, trừ khi đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng:

  • Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
  • Người bào chữa cho bị can, bị cáo (theo khoản 3 Điều 19).

Ngoài ra, nếu người không tố giác đã có hành động can ngăn hoặc giảm thiểu tác hại của hành vi phạm tội, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (theo khoản 2 Điều 390).

Nếu một người biết rõ hành vi phạm tội kế toán nghiêm trọng mà không tố giác, và không thuộc các đối tượng được miễn trách nhiệm như người thân hoặc người bào chữa, thì có thể bị xử lý hình sự với mức phạt từ cảnh cáo đến 3 năm tù. Đây là quy định nhằm nâng cao trách nhiệm công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính – kế toán.

Mời bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết