fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Điều kiện trở thành công chứng viên

Công chứng viên là nghề ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là các bạn sinh viên Luật, đây cũng được coi là ngành nghề đặc thù dành riêng cho cử nhân luật. Tuy nhiên, để trở thành công chứng viên chưa bao giờ là dễ dàng, phải trải qua một quá trình học tập và làm việc nỗ lực đồng thời phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật. Vậy, công chứng viên là ai? Họ làm gì? Điều kiện trở thành công chứng viên được pháp luật quy định như nào? Những điều cần biết về nghề công chứng hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể nhất về nghề công chứng viên, kính mời bạn đọc cùng tham khảo.

Công chứng viên là ai?

Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Vai trò của công chứng viên

Chúng ta đều biết công chứng viên rất cần thiết trong hoạt động chuyên môn của nhà nước và pháp luật. Với sự can thiệp của công chứng viên, các giấy tờ và thủ tục tư pháp lđược giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ, có tính xác thực và yêu cầu tương đối cao. Công chứng viên phải rất cẩn trọng trước khi thực hiện bất kỳ một công đoạn nào nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, sự công bằng trong hợp đồng và cả việc bảo quản hợp đồng.

Có thể thấy công chứng viên giữ một vị trí và vai trò chủ chốt để đảm bảo trật tự về pháp lý, có vai trò bổ trợ cho các hoạt động về tư pháp, phòng ngừa những tranh chấp không đáng có xảy ra và hạn chế rủi ro khi chứng thực trong các văn bản đúng quy định.

Ngoài ra, công chứng viên với tư cách là người đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng và giám sát thực hiện các chức năng liên quan đến công việc một cách cụ thể và nhanh chóng nhất

Điều kiện để trở thành Công chứng viên mới nhất

Điều kiện trở thành công chứng viên

Để trở thành một công chứng viên không phải ai cũng làm được. Căn cứ theo Điều 8 Luật Công chứng 2014, quy định nếu làm công chứng viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn về yêu cầu như sau:

Đó phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Quy trình trở thành Công chứng viên

Để trở thành Công chứng viên bên cạnh việc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thì người học còn phải trải qua quá trình như sau:

  • Sinh viên Luật phải thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và ra trường có bằng cử nhân luật, sau đó, phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức khi có bằng cử nhân và phải đảm bảo điều kiện sức khoẻ để có thể hành nghề công chứng.
  • Nếu bạn hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản trên thì bạn cần tham gia khoá đào tạo nghề công chứng tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp trong thời gian 12 tháng để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng.
  • Sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng thì bạn phải đăng ký tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng trong vòng 12 tháng. Thời gian này được tính từ ngày bạn bắt đầu đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
  • Hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng; được đăng ký tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
  • Cuối cùng, khi đáp ứng đủ cac điều kiện trên, thì bạn làm 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp đến Sở Tư pháp nơi bạn đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; nếu từ chối đề nghị thì phải có thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiểm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng

Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định những trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng, bao gồm:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định nêu trên phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề: “Điều kiện trở thành công chứng viên”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?

Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định thời gian tập sự công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải đáp ứng điều kiện gì không?

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định pháp luật

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết