fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự

Khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì hậu quả pháp lý tất yếu phải gánh chịu đó chính là hành phạt của nhà nước tương ứng với hành vi vi phạm của mình. Nhà nước ban hành những biện pháp cưỡng chế như xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại… và trong đó có hình phạt là biện pháp cướng chế đặc trưng và nghiêm khắc nhất theo pháp luật hình sự đối với những chủ thể là tội phạm. Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hình phạt là gì?

Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

Theo đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật… Tuy nhiên, so với các biện pháp cưỡng chế khác thì hình phạt trong hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp (lý lịch), đặc biệt hơn là hình phạt còn có thể loại bỏ quyền được sống của người phạm tội (quyền quan trọng nhất của con người).

Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án. Thông qua bản án, quyết định của Tòa án, đối tượng phải chấp hành hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, những đối tượng này sẽ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền, lợi ích của mình. Chỉ có chế tài hình sự thì một người mới bị bắt giam, bị tước quyền tự do, bị cải tạo hoặc bị tước cả quyền sống của mình.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án. Tòa án ở đây được hiểu là Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì những tính chất đặc thù của tội phạm (chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự) nên việc áp dụng chế tài hình phạt so với các chế tài khác không nhiều. Do đó, quá trình để đưa ra hình phạt cụ thể đối với tội phạm thường khó khăn, phức tạp hơn so với quá trình áp dụng những chế tài khác.

Mục đích của hình phạt

Tại Điều 31, Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 quy định về mục đích của hình phạt như sau:

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự. Theo đó hình phạt, trước hết nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt nữa. Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải là luật hình sự nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà có biện pháp trừng phạt riêng.

Nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (tử hình) của người phạm tội,tuy nhiên để phù hợp tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế nên Bộ luật hình sự chỉ còn quy định 17 tội có hình phạt tử hình. Việc này cũng đồng nghĩa Bộ luật Hình sự hướng tới những biện pháp mang tính nhân văn và đem lại hiệu quả hơn. Hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự

Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015, có hai loại hình phạt đối với người phạm tội

Hình phạt chính

  • Cảnh cáo: được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
  • Phạt tiền: được áp dụng là hình phạt chính đối với trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng,…Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
  • Cải tạo không giam giữ: được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
  • Trục xuất: là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
  • Tù có thời hạn: là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
  • Tù chung thân: là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  • Tử hình: là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng….

Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015; hình phạt bổ sung bao gồm

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Cấm cư trú: Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
  • Quản chế: Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
  • Tước một số quyền công dân;
  • Tịch thu tài sản: Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
  • Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Hình phạt có đặc điểm như thế nào?

Hình phạt được ban hành có những đặc điểm sau:
– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
– Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng
– Hình phạt có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội

Người phạm tội sẽ bị áp dụng bao nhiêu hình phạt chính?

Theo Khoản 3 Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết