Sơ đồ bài viết
Vào thời điểm hiện tại, khi gần đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì thông tin về tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng được các bạn học sinh quan tâm lên trên cả. Việc tìm hiểu và có định hướng về một ngôi trường đại học sẽ giúp cho bản thân có mục tiêu phấn đấu và hết sức quan trọng đối với ngành nghề trong tương lai. Học viện tòa án là một ngôi trường được tìm kiếm nhiều trong thời gian qua, bên cạnh các thông tin tuyển sinh thì thắc mắc rằng “Học viện tòa án ra làm gì“. “Tốt nghiệp Học viện tòa án có dễ xin việc không?”. Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết sau nhé!
Tổng quan về Học viện tòa án
Học viện Tòa án nhân dân với tên gọi tiếng anh là Vietnam Court Academy (VCA), có tiền thân là trường Cán bộ Tòa án trực thuộc tòa án nhân dân tối cao. Học viện Tòa án nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Học viện Tòa án nhân dân tọa lạc tại địa chỉ quốc lộ 17, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Tốt nghiệp Học viện tòa án ra làm gì?
Câu hỏi học viện tòa án ra trường làm gì là một câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất của các bậc phụ huynh và học sinh đang tìm hiểu và có khuynh hướng muốn cho con mình vào học. Sinh viên tốt nghiệp trường học viện tòa án có thể làm những công việc sau:
Chuyên viên tại cơ quan pháp luật nhà nước
Học viện Tòa án nhân dân là cơ sở giáo dục trực thuộc tòa án nhân dân nên khi học viên sau tốt nghiệp Học viện có thể làm việc tại các cơ quan Tòa án cao cấp với các vị trí như: luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án, thẩm phán,… với chương trình đào tạo được đánh giá cao. Bên cạnh đó, sinh viên Học viện tòa án có thể chọn làm chuyên viên tại các cơ quan pháp luật nhà nước. Các cơ quan pháp luật nhà nước như là Cơ quan thi hành án, các trụ sở công an, Viện Kiểm sát nhân dân,… hay là các cơ quan nhà nước thuộc trung ương đến địa phương, các tổ chức Đảng, chính trị…
– Báo cáo viên pháp luật: đây là vị trí cán bộ, công viên chức và sỹ quan làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền, có chức năng hoạt động và kiêm nhiệm các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Điều quan trọng rằng, khi muốn trở thành báo cáo viên pháp luật thì phải phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, ý chí kiên định và đặc biệt là khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt. Khi muốn ứng tuyển vào vị trí này thì bạn phải có bằng cử nhân chính quy và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm với vị trí liên quan.
– Công chức, viên chức pháp chế: đây là vị trí làm việc tại các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các đơn vị, cơ quan thuộc Chính phủ hay đơn vị, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Đây được coi là một vị trí thuộc ngạch công chức, tương đương với bằng cử nhân luật trở lên.
– Chấp hành viên: Đây là vị trí làm việc cấp cao của Nhà nước, mang tính chủ thể đại diện quyền lực cho công tác tổ chức thi hành án dân sự
– Ngoài ra, sinh viên Học viện Tòa án nhân dân có thể làm việc với các vị trí khác như: trợ ly luật sư, trợ giúp viên pháp lý….
Chuyên viên pháp lý tại các cơ quan doanh nghiệp
Hiện nay, sinh viên có quan ngại xin việc tại các cơ quan nhà nước bởi điều kiện ngày càng khó đáp ứng và mức lương thấp nên việc trở thành chuyên viên pháp lý tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân là một lựa chọn phù hợp. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động liên quan trong các lĩnh vực pháp lý như Tài chính – ngân hàng, tín dụng, bất động sản… và rất cần các chuyên gia pháp lý thông thạo pháp luật để tư vấn, tham mưu, hỗ trợ,… trong các công việc kinh doanh.
Để trở thành một chuyên viên tư vấn pháp luật thì điều kiện tối thiểu là công dân và đang sinh sống tại Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, có hành vi dân sự đầy đủ, có hồ sơ cá nhân sạch,… cũng tấm bằng cử nhân luật chính quy.
Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Học viện Tòa án nhân dân có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giảng dạy chuyên sâu cho những lĩnh vực liên quan đến hành chính, chính trị và pháp luật,… Các cơ sở giáo dục có thể xin việc đó chính là các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ về chính trị, các viện nghiên cứu chính trị,… Hoặc khi có đủ điều kiện thì bạn có thể trở thành giảng viên của chính ngôi trường mà mình theo học.
Để trở thành giảng viên thì bạn cần có kiến thức chuyên môn chuyên sâu, có nghiệp vụ sư phạm và có bằng Thạc sĩ chuyên ngành trở lên thì mới được chấp nhận.
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ
Làm việc tại các cơ quan tổ chức phi chính phủ hiện đang dần trở thành xu hướng của giới trẻ bởi làm việc ở đây thì chúng ta sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, mức thù lao khủng và có nhiều cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, điều kiện để được làm việc tại các cơ quan tổ chức phi chính phủ cũng rất cao, tối thiểu là khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm.
Như vậy, đã có giải đáp với thắc mắc Học viện tòa án ra làm gì?
Học ở Học viện Tòa án có phải xin việc không?
Như đã phân tích trong nội dung nêu trên, khi tốt nghiệp Học viện Tòa án, sinh viên có thể làm việc tại Tòa án và một số cơ quan khác và điều đó không có nghĩa là Nhà trường sẽ cung ứng việc làm cho các em sau khi ra trường, mà các sinh viên phải tự đi xin việc. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp Học viện Tòa án sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm việc tại các cơ quan Tòa án.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Tốt nghiệp Học viện tòa án ra làm gì. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Học viện Tòa án nhân dân thông qua 2 hình thức xét tuyển như sau:
– Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT: tổ hợp các môn xét tuyển là A00, A01, C00, D01 với tổng điểm 3 môn từ 24 điểm trở lên và có hạnh kiểm tốt. Ngoài ra, Học viện còn xét tuyển dựa vào kết quả tổng kết cuối cùng của 3 năm học THPT với học lực giỏi và hạnh kiểm tốt.
– Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia với các tổ hợp A00, A01, C00, D01.
Học viện Tòa án cũng có vòng sơ tuyển như các trường quân đội, công an với yêu cầu cụ thể như sau:
– Thí sinh nam có chiều cao từ 160cm, cân nặng từ 48-80kg. Thí sinh nữ có chiều cao từ 155cm, cân nặng từ 45-60kg.
– Thí sinh không có đặc điểm dị hình, khuyết tật, không nói lắp, nói ngọng, không quá 22 tuổi và không mắc các bệnh nan y, truyền nhiễm.
– Thí sinh phải là Đoàn viên hay Đảng viên, có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, tư tưởng lập trường vững vàng.
– Hồ sơ lý lịch các thân nhân trong gia đình sạch sẽ, không có ai vi phạm pháp luật, hình sự.
– Các thí sinh không được tham gia vòng sơ tuyển của Học viện Tòa án nhân dân khi đã tiến hành sơ tuyển tại Tòa án nhân dân.