fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Tốt nghiệp đại học ngành luật có được làm ở thư viện tỉnh?

Người tốt nghiệp đại học ngành luật có thể làm việc tại thư viện công cộng cấp tỉnh nếu bổ sung thêm chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện. Ngoài ra, người làm công tác thư viện phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác. Điều này tạo điều kiện cho người tốt nghiệp các ngành khác có cơ hội tham gia vào lĩnh vực thư viện, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Tìm hiểu thêm trong bài viết “Tốt nghiệp đại học ngành luật có được làm ở thư viện tỉnh?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Phải có trình độ nào mới được làm viên chức chuyên ngành thư viện?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện như sau:

  • Thư viện viên hạng 1: Mã số V.10.02.30
  • Thư viện viên hạng 2: Mã số V.10.02.05
  • Thư viện viên hạng 3: Mã số V.10.02.06
  • Thư viện viên hạng 4: Mã số V.10.02.07

Mỗi hạng thư viện viên có tiêu chuẩn trình độ đào tạo riêng:

Thư viện viên hạng 1: Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL:

  • Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện.
  • Trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Thư viện viên hạng 2: Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện.
  • Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Thư viện viên hạng 3: Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện.
  • Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Thư viện viên hạng 4: Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL:

  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện.
  • Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Tốt nghiệp đại học ngành luật có được làm ở thư viện tỉnh?
Tốt nghiệp đại học ngành luật có được làm ở thư viện tỉnh?

Tốt nghiệp đại học ngành luật có được làm ở thư viện tỉnh?

Theo Khoản 4 Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, điều kiện để người làm công tác thư viện ở cấp tỉnh bao gồm:

a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin – thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.

Như vậy, nếu bạn tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn có thể làm việc tại thư viện công cộng cấp tỉnh nếu bạn bổ sung thêm chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện. Ngoài ra, bạn cần đáp ứng các điều kiện khác được quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP để có thể làm việc tại thư viện công cấp tỉnh.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Viên chức chuyên ngành thư viện phải đáp ứng tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thư viện bao gồm:
Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của mọi tầng lớp nhân dân theo quy định của pháp luật; có ý thức cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thư viện.
Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Số lượng sách, báo, tài liệu tốt thiểu phải có ở thư viện công cấp tỉnh?

Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 11. Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh
Có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, bao gồm tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn và tài liệu phục vụ cho người khuyết tật; có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
Như vậy, đối với thư viện công cộng cấp tỉnh phải có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết