
Sơ đồ bài viết
Nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang băn khoăn liệu từ khi nào phải áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt với hóa đơn dưới 20 triệu đồng? Theo quy định mới có hiệu lực từ 01/7/2025, một số trường hợp dù giá trị giao dịch dưới 20 triệu vẫn bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt để được tính chi phí hợp lý khi quyết toán thuế. Bài viết ”Thanh toán không dùng tiền mặt dưới 20 triệu áp dụng khi nào?” sau sẽ làm rõ thời điểm áp dụng và các tình huống cụ thể cần lưu ý.
Thanh toán không dùng tiền mặt dưới 20 triệu áp dụng khi nào?
Theo quy định hiện hành tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu đồng/lần, người mua không bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào. Đây là quy định đang được áp dụng đến trước ngày 01/7/2025.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2025, khi Luật Thuế GTGT năm 2024 chính thức có hiệu lực, quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào sẽ thay đổi. Cụ thể:
- Không còn giới hạn 20 triệu đồng như trước đây.
- Tất cả các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, theo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế GTGT 2024, cơ sở kinh doanh chỉ cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho các hóa đơn từ 05 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế). Nếu nghị định này được thông qua, thì giao dịch dưới 5 triệu đồng vẫn có thể thanh toán bằng tiền mặt mà không ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế GTGT.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 1/7/2025 là gì?
Từ ngày 01/7/2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo những thay đổi quan trọng về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Căn cứ khoản 2 Điều 14 của Luật, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Có hóa đơn hợp lệ hoặc chứng từ nộp thuế
- Phải có hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước.
- Hoặc có chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
- Hoặc có chứng từ nộp thuế thay cho phía nước ngoài, trong trường hợp cung ứng dịch vụ xuyên biên giới, nhà thầu nước ngoài,… Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quy định chi tiết loại chứng từ hợp lệ trong các trường hợp này.
Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên, bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển khoản, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng, ví điện tử…
- Không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, trừ các trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định (ví dụ như bù trừ công nợ, thanh toán qua bên thứ ba hợp pháp…).

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định cụ thể ra sao?
Theo Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, phương pháp khấu trừ thuế là một trong hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng phổ biến cho doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ. Cách xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp này được quy định cụ thể như sau:
1. Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2. Thuế GTGT đầu ra là gì?
Thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn GTGT của các hàng hóa, dịch vụ bán ra, cụ thể:
- Cách tính: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế × Thuế suất GTGT
- Trường hợp hóa đơn ghi giá đã có thuế, thì số thuế GTGT đầu ra được xác định bằng: Giá thanh toán – Giá chưa có thuế (giá tính thuế)
Giá tính thuế được tính theo hướng dẫn tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật GTGT 2024.
3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là gì?
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn đầu vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khi nhập khẩu, hoặc nộp thay cho phía nước ngoài trong một số trường hợp như:
- Mua hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn GTGT hợp lệ.
- Có chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
- Có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà cung cấp nước ngoài theo khoản 3, khoản 4 Điều 4 Luật GTGT 2024.
Điều kiện khấu trừ đầu vào phải đáp ứng quy định tại Điều 14 của Luật này, bao gồm cả yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt với hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên.
Lưu ý quan trọng
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Riêng quy định về ngưỡng doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế sẽ có hiệu lực từ 01/01/2026.
Mời bạn xem thêm: