fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Quy định về thanh lý hợp đồng năm 2023 như thế nào?

Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ được sử dụng nhiều đến khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện xong hợp đồng, những nội dung mà các bên đã thỏa thuận được hoàn tất hay thanh lý khi có nội dung chưa hoàn tất, xác nhận lại khối lượng và chất lượng công việc cũng như xác định nghĩa vụ phát sinh sau khi hoàn tất công việc mà hai bên đã ký kết. Vậy chi tiết quy định về thanh lý hợp đồng năm 2023 như thế nào? Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời quý bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết dưới đây để nắm được quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Quy định về thanh lý hợp đồng năm 2023 như thế nào?

Bộ luật Dân sự hiện nay, đang có hiệu lực không có định nghĩa chi tiết về thanh lý hợp đồng mà thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập tại Luật Thương mại về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công:

– Bên đặt gia công sau khi thanh lý hợp đồng được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê/cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu trừ khi hai bên có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại).

– Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 231 Luật Thương mại).

Tuy nhiên, trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hiện nay đã hết hiệu lực) Chương III của pháp lệnh để đề cập đến việc thực hiện, thay đổi, đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế. Điều 28 Pháp lệnh này nêu rõ các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế gồm:

– Thực hiện xong hợp đồng kinh tế.

– Hết hạn hợp đồng kinh tế và các bên không thỏa thuận kéo dài thỏa thuận này.

– Đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế.

– Không tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế…

Mặc dù trong quy định của pháp luật không đề cập nhiều đến thanh lý hợp đồng nhưng đây là thuật ngữ được rất nhiều bên sử dụng khi giao kết hợp đồng kinh tế, thương mại, lao động…

Trong đó, các bên thường sử dụng “thanh lý hợp đồng” để xác định mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp các bên đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận.

Thanh lý hợp đồng cũng là một trong những văn bản thể hiện tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên, qua đó xác định lại quyền, nghĩa vụ còn lại của các bên. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.

Quy định về thanh lý hợp đồng năm 2023 như thế nào?

Muốn thanh lý hợp đồng cần đáp ứng điều kiện gì?

Hiện nay không có văn bản hay bộ luật nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự năm 2015 luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”

Ngoài ra, căn cứ theo định nghĩa nêu trên có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Thông thường trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng sẽ chấm dứt, được thanh lý dựa trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng là gì?

Có thể thấy rằng thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ việc đó sẽ xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng kinh tế là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy định pháp luật về vấn đề Quy định về thanh lý hợp đồng năm 2023 như thế nào?. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.

Câu hỏi thường gặp:

Căn cứ thực hiện việc đơn phương thanh lý hợp đồng là gì?

Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường.

Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt, nếu không thông báo gây thiệt hại thì phải bồi thường
Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Bên bị vi phạm được bồi thường nếu có thiệt hại.
Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trừ các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có căn cứ bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì bên đơn phương chấm dứt là bên vi phạm bà phải bồi thường nếu có thiệt hại..

Thời điểm nào hợp đồng dân sự có hiệu lực?

Hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng
– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
– Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết