Sơ đồ bài viết
Trong mọi hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa đều phải có sự thỏa thuận và nghĩa vụ trong hợp đồng vận chuyển giữa chủ sở hữu hàng hóa và người thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn lúng túng và không hiểu quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo pháp luật hiện hành như thế nào? Do vậy bài viết dưới đây Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ trình bày một số quy định về hợp đồng vận chuyển để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về quy định này nhé.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vận chuyển bao gồm 2 loại đó là:
- Vận chuyển hành khách được quy định tại Điều 522
- Vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 530
Trong đó:
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một dạng của hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là văn bản ghi nhận lại sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả chi phí vận chuyển.
Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa
* Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm như sau:
– Đây là hợp đồng bồi thường song vụ, có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế trong từng trường hợp cụ thể. Cũng như mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người vận chuyển phải giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận và nhận tiền. Người thuê vận chuyển phải thanh toán và nhận hàng tại nơi quy định. Khi tham gia quan hệ hợp đồng này, cả hai bên đều thu được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển được trả tiền, bên thuê vận chuyển được chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóaTai từ nơi này đến nơi khác theo thoả thuận của các bên, tức là di chuyển vị trí địa lý của hàng hóa do các bên thỏa thuận tùy theo tính chất của hàng hóa dịch vụ. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể được phân loại theo nhiều cách: Căn cứ vào phương tiện vận tải (đường sắt, đường hàng không,…); dựa trên thương hiệu khu vực (vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế); căn cứ vào lộ trình vận chuyển (vận chuyển một chiều, vận chuyển kết hợp nhiều loại phương tiện vận tải trong từng đoạn hành trình…)
Quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Hiện nay hợp đồng vận chuyển hàng hóa được quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa. Theo Điều 86 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển như sau:
Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và địa chỉ của người nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá.
Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền.
Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa là một giao giao dịch dân sự vì vậy các bên trong hợp đồng là chủ thể của giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.”
Theo đó, hủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra khi tham gia vào giao dịch nào đó thì chủ thể tham gia phải tự nguyện không bị ép buộc hay lừa dối, đe dọa.
Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là:
- Những thỏa thuận của các bên theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận;
- Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Cụ thể là những nội dung về: Thông tin các bên chủ thể tham gia, địa điểm thời gian giao hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức giao hàng; điều khoản về biện pháp bảo đảm và phạt vi phạm hợp đồng.
” Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.”
Như vậy hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa rất đa dạng, có thể bằng văn bản, lời nói thậm chí chỉ là một hành vi
Tải xuống mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa“. Rất hy vọng bài viết trên đây mang lại nhiều thông tin có ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều bài viết về pháp luật nhé.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa cần thiết cho bất kỳ đơn hàng nào. Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng vận chuyển hàng hóa thường áp dụng cho những đơn hàng có giá trị lớn. Số lượng nhiều để làm cơ sở ràng buộc trách nhiệm và một số điều khoản giữa công ty vận chuyển và đơn vị gửi nhận hàng. Còn đối với những mặt hàng nhỏ, lẻ, ghép, khối, cần biên bản giao nhận ghi những điều khoản cụ thể. Có chữ ký xác nhận của bên gửi sau khi đã thỏa thuận giá cả, thời gian vận chuyển, thông tin người gửi và người nhận. Để hàng hóa được đảm bảo và phải bồi thường nếu bị mất mát, thiệt hại do lỗi của quá trình vận chuyển.
Người nhận hàng có quyền:
– Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển;
– Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;
– Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hoá;
– Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết.
Người nhận hàng có nghĩa vụ:
– Đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hoá;
– Thanh toán chi phí phát sinh do việc nhận hàng hoá chậm;
– Thông báo cho người kinh doanh vận tải về mất mát, hư hỏng hàng hoá ngay khi nhận hàng hoá hoặc chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng hoá nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài.