Sơ đồ bài viết
Quốc gia là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế bởi vì nó vừa có quyền lực công, vừa có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ vị trí, vai trò và những quy định pháp lý liên quan đến quốc gia trong Tư pháp quốc tế, đặc biệt là quyền miễn trừ tư pháp và trách nhiệm pháp lý. Cùng tìm hiểu ngay!
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc
Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế
Để có thể trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.
Chủ thể của tư pháp quốc tế
Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế bao gồm các cá nhân, pháp nhân và quốc gia.
– Chủ thể là các cá nhân: các cá nhân tham gia trong tư pháp quốc tế có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Người nước ngoài được xác định là những người không có quốc tịch của Việt Nam, bao gồm cả những người có quốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm cả các công dân của Việt Nam và người có gốc Việt Nam nhưng đã có thời gian dài cư trú, sinh sống ở nước ngoài. Những người này có thể là người còn quốc tịch Việt Nam hoặc người song quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam).
Với hình thức chủ thể này, nguyên tắc nền tảng, ghi nhận trong Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia chính là đối xử quốc gia, tối huệ quốc, có đi có lại và nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt.
– Chủ thể là pháp nhân: bao gồm pháp nhân được thành lập theo quy định của Việt Nam và pháp nhân được thành lập theo quy định của nước ngoài. Theo quy định tại Điều 86 BLDS 2015, mỗi pháp nhân đều phải có năng lực pháp luật dân sự, đó là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự được phát sinh chính từ thời điểm được thành lập bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc chính tại thời điểm được cho phép thành lập hoặc thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
– Chủ thể là các quốc gia: Có thể nói, quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. Đây là một thực thể pháp lý, chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố là lãnh thổ, dân cư, chủ quyền. Cũng như những chủ thể khác, quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh, thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, với vai trò đặc thù của mình, quốc gia có thể thực hiện việc xây dựng, ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế, các Hiệp ước song phương, đa phương.
Tại sao quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế
- Quốc gia có chủ quyền
- Quốc gia là thực thể có chủ quyền tuyệt đối và toàn vẹn lãnh thổ, không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào khác.
- Trong Tư pháp quốc tế, chủ quyền giúp quốc gia tự do tham gia hoặc từ chối các cam kết quốc tế liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Quốc gia có quyền miễn trừ tư pháp
- Một trong những đặc điểm đặc biệt của quốc gia là quyền miễn trừ tư pháp (miễn trừ xét xử và miễn trừ thi hành án) khi tham gia vào các quan hệ dân sự với cá nhân, tổ chức nước ngoài.
- Tuy nhiên, quyền miễn trừ này không phải là tuyệt đối. Trong một số trường hợp như hoạt động thương mại, đầu tư, quốc gia có thể bị kiện trước tòa án nước ngoài.
- Quốc gia có thể tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế
- Mặc dù là thực thể công quyền, quốc gia vẫn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật tư với tư cách là một bên trong hợp đồng, nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu tài sản ở nước ngoài.
- Ví dụ: Một chính phủ ký hợp đồng với công ty nước ngoài về đầu tư, thương mại hoặc vay vốn.
- Quốc gia có vai trò điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế
- Quốc gia không chỉ là chủ thể tham gia mà còn là bên ban hành và thực thi pháp luật, xây dựng các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Thông qua việc ký kết và nội luật hóa các điều ước quốc tế, quốc gia góp phần tạo nên hệ thống pháp lý thống nhất trong Tư pháp quốc tế.
Với những yếu tố trên, quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế, vừa tham gia vào các quan hệ tư pháp, vừa có quyền miễn trừ đặc thù, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế.
Mời bạn xem thêm: