fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư

Quản lý nhà nước về đầu tư là vấn đề quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế. Bài viết này sẽ phân tích vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý đầu tư theo Luật đầu tư, đồng thời đề cập đến các vấn đề nổi bật trong quản lý nhà nước về đầu tư, bao gồm các chính sách hỗ trợ, giải quyết thủ tục hành chính, xử lý tranh chấp đầu tư và nâng cao năng lực cán bộ quản lý. Bài viết nhằm mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, thu hút và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam; và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch; chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam; và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra; đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
  • Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư; phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
  • Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam; và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  • Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
  • Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
  • Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư;quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
  • Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư
Quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật đầu tư

Nhiệm vụ và quyền hạn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, bao gồm:

  • Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng pháp luật; chính sách liên quan đến đầu tư;
  • Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
  • Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
  • Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
  • Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này; và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình;
  • Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
  • Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, bao gồm:

  • Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập; và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
  • Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư; thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này; và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
  • Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
  • Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
  • Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.

Hoạt động đánh giá, giám sát đầu tư

Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
  • Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

 Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:

  • Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong nước;
  • Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;
  • Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
  • Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
  • Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; đánh giá việc vận hành hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương và địa phương.

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở Việt Nam

  • Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư; và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư.
  • Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
  • Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
  • Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương khác thuộc phạm vi quản lý; báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành, tổng hợp báo cáo gửivThủ tướng Chính phủ;
  • Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước; và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan.

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài

Chế độ báo cáo đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật; cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

-Định kỳ hằng năm, có báo cáo tình hình quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

-Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư ra nước ngoài.

Chế độ báo cáo của nhà đầu tư

  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận; nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính,…có thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư và quy định khác của pháp luật liên quan;

Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư

  • Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư.
  • Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường; chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư.
  • Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
  • Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.
  • Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư.
  • Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.
  • Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư.
  • Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

Mời bạn đọc xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm những nội dung gì?

Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
-Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;
-Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
-Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
-Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư

Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam là ai?

Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo hoặt động đầu tư tại Việt nam gồm:
-Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
-Cơ quan đăng ký đầu tư;
-Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định.

Nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư được bố trí từ đâu?

Theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì bao gồm các nguồn như sau:
-Ngân sách nhà nước;
-Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
-Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
-Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết