Sơ đồ bài viết
Người thực hiện tư vấn pháp luật là những ai?
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
- Tư vấn viên pháp luật.
- Luật sư hành nghề cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật.
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Quy định này được nêu rõ tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn để trở thành người thực hiện tư vấn pháp luật
Tiêu chuẩn đối với Tư vấn viên pháp luật, Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật và Cộng tác viên tư vấn pháp luật được quy định rõ ràng trong Nghị định 77/2008/NĐ-CP và Thông tư 01/2010/TT-BTP.
Tư vấn viên pháp luật:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự, phẩm chất đạo đức tốt, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
- Có Bằng cử nhân luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
- Được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật và hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
- Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật:
- Là luật sư đã đăng ký hành nghề cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.
- Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn với Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh.
- Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ được thực hiện theo hợp đồng lao động, Luật Luật sư, Nghị định 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
- Hoạt động tham gia tố tụng phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật Luật sư.
Cộng tác viên tư vấn pháp luật:
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
Có một trong các điều kiện sau:
- Có bằng cử nhân luật hoặc bằng đại học khác trong các ngành, nghề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.
- Thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, và:
- Có bằng trung cấp luật.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
- Là thành viên tổ hòa giải, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cơ sở có kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng.
Người dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên để trở thành một tư vấn viên, luật sư hoặc cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cử nhân Luật có được làm Tư vấn viên pháp luật không?
Điều kiện để trở thành Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:Điều kiện về Tư vấn viên pháp luật:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự, phẩm chất đạo đức tốt, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
- Có Bằng cử nhân luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
Quy định về Thẻ tư vấn viên pháp luật:
- Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
- Tư vấn viên pháp luật có thể hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
- Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, cử nhân luật phải có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì mới có thể trở thành Tư vấn viên pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Khoá học Chuyên viên pháp lý
- Khoá đào tạo pháp luật dành cho doanh nghiệp
- Khoá học Pháp chế công ty đại chúng, công ty chứng khoán
Caau hỏi thường gặp:
Đối tượng thực hiên tư vấn luật được quy định tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật, theo đó:
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
Tư vấn viên pháp luật;
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
Cộng tác viên tư vấn pháp luật
Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
Bản sao Bằng cử nhân luật;
Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.