Sơ đồ bài viết
Người lao động được giao kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần trong trường hợp nào? Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và người lao động quan tâm trong quá trình ký kết hợp đồng lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc chung là hợp đồng xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần liên tiếp, nhưng vẫn có những ngoại lệ nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các trường hợp pháp luật cho phép ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần mà không vi phạm quy định, tránh rủi ro pháp lý trong quan hệ lao động.
Làm chủ kỹ năng soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp – thực tiễn – chuẩn pháp lý!
Ghi danh ngay hôm nay để nâng tầm năng lực pháp lý của bạn cùng chuyên gia: https://study.phapche.edu.vn/khoa-dao-tao-thiet-ke—soan-thao—ra-soat-hop-dong?ref=lnpc
Người lao động được giao kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, sau khi hợp đồng lao động xác định thời hạn (theo điểm b khoản 1 Điều 20) hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc, thì:
- Hai bên chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, bao gồm:
- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
- Người lao động cao tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động;
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 Điều 151;
- Thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ, theo khoản 4 Điều 177.
Người lao động và người sử dụng lao động thông thường chỉ được ký tối đa hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn liên tiếp. Sau đó bắt buộc phải ký hợp đồng không xác định thời hạn, trừ khi thuộc một trong bốn trường hợp đặc biệt nêu trên, thì có thể tiếp tục ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần.
Thời gian báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn có tính cả ngày nghỉ lễ không?
Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 36, thì phải báo trước cho người lao động với thời gian như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng và trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù, thời hạn báo trước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 36, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động không có mặt tại nơi làm việc hoặc cung cấp thông tin không trung thực, thì người sử dụng lao động không cần báo trước.
Như vậy, trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng, thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
Pháp luật hiện hành chỉ yêu cầu báo trước ít nhất 30 ngày, không quy định đó phải là 30 ngày làm việc. Do đó, thời gian báo trước sẽ được tính theo ngày dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn, thời gian báo trước 30 ngày của công ty sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ.
Khi giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn thì người lao động phải có nghĩa vụ cung cấp thông gì?
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019, khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin cần thiết cho người sử dụng lao động. Cụ thể, bao gồm:
- Họ tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi cư trú;
- Trình độ học vấn;
- Trình độ kỹ năng nghề;
- Xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Và các thông tin khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động theo yêu cầu hợp lý của người sử dụng lao động.
Việc cung cấp thông tin trung thực là nghĩa vụ bắt buộc. Nếu người lao động cố ý cung cấp thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
Mời bạn xem thêm: