fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Mẫu đề nghị tạm ứng lương mới năm 2024

Trong năm 2024, nhu cầu về việc tạm ứng lương ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế biến động. Để hỗ trợ nhân viên và đảm bảo quy trình tạm ứng lương diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần cung cấp các mẫu đề nghị tạm ứng lương mới nhất. Mẫu đề nghị tạm ứng lương 2024 được thiết kế chi tiết, dễ hiểu, giúp nhân viên dễ dàng điền thông tin và nộp cho bộ phận kế toán hoặc nhân sự. Việc nắm rõ quy trình và sử dụng đúng mẫu đề nghị tạm ứng không chỉ giúp nhân viên giải quyết nhu cầu tài chính kịp thời mà còn đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Mẫu đề nghị tạm ứng lương là gì?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC, khoản tạm ứng là khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.

Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được người có thẩm quyền (Giám đốc/Tổng giám đốc) chỉ định bằng văn bản.

Trên cơ sở này,giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục kế toán và xuất quỹ cho người lao động giải quyết công việc (tạm ứng thanh toán) hoặc cho mục đích cá nhân của người đó (tạm ứng lương).

Tải xuống mẫu đề nghị tạm ứng lương

Mẫu đề nghị tạm ứng lương và cách điền mẫu

[1] Điền tên của Công ty.

[2] Chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương (thực tế, các công ty thường trao quyền này cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính…).

[3] Họ và tên của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.

[4] Ngày, tháng, năm sinh của người lao động đề nghị tạm ứng tiền lương.

[5] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).

[6] Điền tên của Công ty.

[7] Điền số tiền đề nghị tạm ứng.

[8] Điền lý do tạm ứng tiền lương (ví dụ: để có tiền trang trải cho đợt nghỉ phép về quê thăm gia đình; phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân, gia đình người lao động…).

[9] Chức danh của người có thẩm quyền quyết định việc tạm ứng tiền lương (thực tế, các công ty thường trao quyền này cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính…).

Lưu ý khi sử dụng mẫu đơn đề nghị tạm ứng lương

Mẫu đề nghị tạm ứng tiền lương nêu trên có giá trị tham khảo cho doanh nghiệp với người lao động. Trường hợp doanh nghiệp đã có mẫu đề nghị tạm ứng tiền lương thì người lao động áp dụng theo mẫu đó.

Tùy vào mỗi công ty mà có quy định riêng về tạm ứng tiền lương cho người lao động; do đó, người lao động cần nắm rõ quy định của công ty để thực hiện đúng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của mình.

Mẫu đề nghị tạm ứng lương mới năm 2024
Mẫu đề nghị tạm ứng lương mới năm 2024

Các quy định về tạm ứng tiền lương

Theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

Theo khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Ví dụ: Người lao động xin nghỉ hằng năm (thực tế thường gọi là nghỉ phép năm) 03 ngày mà chưa đến kỳ trả lương thì người lao động được công ty tạm ứng ít nhất 03 ngày lương.

Theo khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật có được nhận và thanh toán tiền lương không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 “Bộ luật lao động 2019”, người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì sẽ thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, “Bộ luật lao động 2019” không quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian người lao động bị tạm giữ, tạm giam. Trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam thì phải tạm hoãn hợp đồng lao động. Việc thanh toán tiền lương do hai bên thỏa thuận với nhau.

Người lao động có được tạm ứng tiền lương không?

Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết