fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Khi ly hôn con có được chia tài sản không?

Khi cha mẹ ly hôn, vấn đề phân chia tài sản thường được quan tâm đặc biệt. Theo pháp luật Việt Nam, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng cần cân nhắc nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của mỗi bên và bảo vệ lợi ích chính đáng trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, con cái không được trực tiếp chia tài sản từ cuộc ly hôn của cha mẹ. Thay vào đó, quyền lợi của con, đặc biệt là con chưa thành niên, sẽ được bảo đảm thông qua các quy định về cấp dưỡng, nuôi dưỡng và giáo dục sau ly hôn. Quyền lợi của con sẽ được Tòa án xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và an toàn về mặt tài chính và tình cảm cho trẻ. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết “Khi ly hôn con có được chia tài sản không?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Khái niệm ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Khoản 14 Điều 3; thì ly hôn được định nghĩa như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng; tuy nhiên thì việc chấm dứt này phải có quyết định, theo bản án có hiệu lực của Tòa án; nơi xét xử vụ việc ly hôn.

Và cơ quan quy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân; của vợ chồng cũng chính là Toà án.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Trường hợp Tòa án ra quyết định: là nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau; có thể tự giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn; thì Tòa án công nhận ra phán quyết là quyết định.

Quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng sau ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đều có quyền gửi yêu cầu đến Tòa án. Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc một trong hai bên yêu cầu đơn phương chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Theo đó, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng cũng chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kéo theo đó là các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, phân chia tài sản chung vợ chồng…

Riêng vấn đề tài sản chung vợ chồng, khi ly hôn sẽ được phân chia theo hai hướng:

Thuận tình ly hôn: Hai vợ chồng cùng đi đến quyết định ly hôn và tự thỏa thuận về phân chia tài sản chung hợp pháp thì Tòa án sẽ công nhận kết quả thỏa thuận của hai người;

Đơn phương ly hôn: Khi một trong hai bên không thể thống nhất chia tài sản chung thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi bởi khi tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, vợ chồng bình đẳng với nhau. Dù vậy, Tòa vẫn quyết định dựa trên các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Ngoài ra, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng thì Tòa án còn căn cứ vào nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khi ly hôn con có được chia tài sản không?
Khi ly hôn con có được chia tài sản không?

Khi cha mẹ ly hôn con có được chia tài sản hay không?

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý.

Khi cha mẹ ly hôn về nguyên tắc phân chia tài sản chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Việc con có được chia tài sản hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ. Cha mẹ có thể thỏa thuận thống nhất cho con hưởng một phần tài sản. Nếu xác định là tài sản chung của gia đình thì sẽ được chia phù hợp với công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển tài sản. Chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Cụ thể:

Trường hợp 1: Bố mẹ thỏa thuận về việc để lại tài sản cho con
Trường hợp cả hai cùng thỏa thuận thống nhất chia tài sản của mình cho con cái sau ly hôn thì con cái có quyền được hưởng tài sản. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì Tòa án sẽ chia dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cơ sở pháp lý: Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trường hợp 2: Con cái là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ
Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.

Nếu tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó.

Khi mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế chung. Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.

Tài sản thuộc sở hữu của con sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn.

Câu hỏi thường gặp

Quyền nuôi con trong trường hợp vợ nộp đơn ly hôn chồng thuộc về ai?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Con cái sẽ được chia tài sản của bố mẹ sau ly hôn khi nào?

Con cái là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ. Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.
Nếu tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó.
Khi mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế chung. Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.
Tài sản thuộc sở hữu của con sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn.
Cơ sở pháp lý: Điều 212, Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015

Con có được có tài sản riêng không?

Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết