Sơ đồ bài viết
Xin chào luật sư! Tôi và bạn cùng góp tiền mua đất. Chúng tôi có hợp đồng góp tiền. Theo tôi, công chứng hợp đồng này là việc cần thiết nhưng bạn tôi không muốn công chứng vì cho rằng không cần công chứng và sẽ tốn chi phí công chứng. Chúng tôi đang tranh luận với nhau xem có cần công chứng không nên muốn xin lời khuyên của luật sư. Tôi muốn hỏi luật sư hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng không? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận do các bên tham gia ký kết. Mục đích góp vốn kinh doanh bất động sản mà tài sản cụ thể ở đây là đất.
Vai trò của hợp đồng góp vốn mua đất
Các nghĩa vụ, quyền lợi, điều khoản phân chia lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia. Đồng thời, thỏa thuận này cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Pháp luật. Vì vậy, việc lập mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là vô cùng quan trọng.
Hợp đồng góp vốn mua đất không chỉ giúp nhà nước quản lý việc ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của các bên để ký kết hợp đồng góp vốn một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Nội dung của hợp đồng góp vốn mua đất
- Thông tin cá nhân của các bên góp vốn: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân; Hộ khẩu thường trú, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại….
- Phương thức góp vốn: chuyển khoản, trả tiền mặtt, góp vốn bằng tài sản khác….; phần vốn đã góp; thời hạn góp vốn…
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quy tắc giải quyết tranh chấp
- Các thỏa thuận khác về: khai thác giá trị đất, đóng thuế…..
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Giá trị pháp lý của công chứng
Theo Điều 5 Luật công chứng năm 2014, giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định như sau:
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hoạt động công chứng là việc cơ quan, tổ chức hoạt động công chứng xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Công chứng viên phải kiểm tra các thông tin mà mình thực hiện việc công chứng, sau khi đã đối chiếu các thông tin với bản chính công chứng viên phải ghi lời làm chứng của mình; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Việc công chứng các bản hợp đồng, giao dịch là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phòng ngừa rủi ro và tranh chấp, tạo ra sự ổn định của quan hệ giữa các bên trong giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương, là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn giữa các bên mà không giải quyết được dựa trên các thỏa thuận của hợp đồng, giao dịch công chứng; bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Việc quy định hợp đồng, các văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định như vậy đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng của mình.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý, khi mà văn bản công chứng đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó thì bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu công chứng có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.
Hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng không?
Hợp đồng góp vốn mua đất không bắt buộc phải thực hiện công chứng, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
- Góp vốn bằng nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
Như vậy có nghĩa là không cần công chứng thì hợp đồng góp vốn mua đất vẫn có giá trị pháp lý. Điều quan trọng là các bên cần làm hợp đồng góp vốn mua đất thật chặt chẽ.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Khi các bên ra phòng công chứng để làm hợp đồng góp vốn mua đất, Các bên có thể sẽ được công chứng viên tư vấn và soạn thảo cho một bản hợp đồng chặt chẽ hơn. Điều này là rất hữu ích trong trường hợp các bên đều thiếu kiến thức căn bản về hợp đồng.
Không bàn đến góc độ quy định mà bàn đến góc độ nhận thức và tâm lý. Trên thực tế đối với nhiều người, trong nhiều trường hợp, một văn bản được công chứng vẫn mang lại sự an tâm, tin tưởng hơn.
Khi góp vồn mua đất bằng quyền sử dụng đất cần lưu ý:
– Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất tham gia góp vốn không xảy ra tranh chấp hoặc đang được khai thác, sử dụng;
– Quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bị kê biên đảm bảo thi hành án.