fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong công ty cổ phần

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp nhận được một khoản tiền (phí chuyển nhượng quyền sử dụng) hoặc các lợi ích vật chất khác mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. các đối tượng. Hình thức này đặc biệt phù hợp với các chủ công nghiệp không thực hiện bất kỳ hoạt động nào hoặc không có năng lực thương mại. Đây không phải là điều đơn giản vì vậy khi chuyển giao cầ phải cẩn thận chú ý đến hợp đồng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong công ty cổ phần trong bài viết của Học viện đào tạo pháp chế ICA.

Download hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao kiểu dáng công nghiệp:

(1) 02 (hai) Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) hoặc 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (mẫu 02-HĐSD quy định tại Phụ lục D ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);

(2) 02 (hai) Hợp đồng chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp hoặc 02 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định);

Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

(3) Bản gốc văn bằng bảo hộ (đối với hợp đồng chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp);

(4) Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp hoặc Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

(5) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

(6) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người yêu cầu sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng.

Nếu người yêu cầu không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định trên thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng.

Lưu ý:

  • Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, người yêu cầu là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp, Bên được chuyển quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong công ty cổ phần

Thủ tục chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Chủ sở hữu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể lựa nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện

Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển giao quyền kiểu dáng công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

2. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:

a) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp);

b) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền kiểu dáng công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

c) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

d) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền kiểu dáng công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.

3. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

b) Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn đã được ấn định.

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng nào được chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp?

Chuyền giao quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp là việc doanh nghiệp chuyển giao các quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác, cụ thể bao gồm:
Chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (tức là, doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác);
Chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp (tức là, doanh nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp của mình).
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp cũng như chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Điều kiện đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 là gì?

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bạn cần tìm hiểu và xem xét kĩ lưỡng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, đặc biệt, cần đánh giá xem, thiết kế của bạn có được xem là kiểu dáng công nghiệp hay không. Một số dạng thiết kế không được xem là kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài của các sản phẩm trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…thì không được bảo hộ. Ví dụ như: kiểu dáng máy in tiền giả, bom thư…
Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có, ví dụ như: đinh vít có thiết kế rãnh xoắn…
Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, ví dụ: thiết kế của nhà, tòa nhà, nhà xưởng…;
Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài không thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm, như hình dáng của kem đánh răng, …

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết