fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai

Chia di sản thừa kế là trường hợp rất phổ biến. Sau thời điểm mở thừa kế (thời điểm chủ sở hữu chết hoặc trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết) thì những người thừa kế có quyền chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Căn cứ vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục liên quan để xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Trên thực tế rất nhiều trường hợp nan giải xảy ra và xảy ra tranh chấp thừa kế. Mời bạn đọc tham khảo một số tình huống trong bài viết “Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai” của Học viện đào tạo pháp chế ICA dưới đây.

Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai

Câu hỏi 1: Đối tượng nào không được hưởng di sản của người đã mất?

Câu hỏi: Chào luật sư, Gia đình tôi có hai người con trai, mẹ đã mất từ lâu. Mới đây bố tôi có lập di chúc và để lại toàn bộ tài sản cho người anh cả mà không chia phần cho tôi. Sau khi bố chết tôi mới biết có di chúc này. Giờ tôi muốn ra toàn đòi tranh chấp chia di sản thừa kế có được hay không? Mong luật sư giải đáp.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi mong muốn tư vấn đến cho chúng tôi. Trường hợp của bạn chúng tôi sẽ tư vấn như sau:

Trước hết cần xác định số tài sản ở đây là tài sản chung của bố mẹ bạn hay tài sản riêng của bố bạn. Theo đó, ta chia trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Đây là tài sản chung của bố mẹ bạn

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều. Như vậy, nếu tài sản này không chia thì bố bạn chỉ được hưởng 1/2 số tài sản này. Di sản còn lại của mẹ bạn nếu không để lại di chúc thì được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (trường hợp này con trai thứ hai sẽ được thừa kế một phần di sản của mẹ).

Còn đối với 1/2 phần di sản chung của bố bạn và bố bạn được hưởng thừa kế từ mẹ bạn thì bố bạn có toàn quyền quyết định.

Nếu bố bạn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản này cho con trai cả thì những người thừa kế thứ nhất khác không có quyền chia di sản này. Ngoài trường hợp những người này thuộc trường hợp hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 – Bộ luật dân sự 2015 gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Trường hợp 2: Đây là tài sản này là tài sản riêng của mẹ bạn

Trong trường hợp này, bố bạn có toàn quyền đối với tài sản này. Vấn đề thừa kế được giải quyết tương tự như trường hợp 1. Điều này có nghĩa là bố bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho người con trai cả, sau khi người bố mất người con trai thứ hai (nếu không thuộc trường hợp hưởng thừa kế mà không phụ thuộc di chúc) sẽ không có quyền yêu cầu được hưởng thừa kế..

Câu hỏi 2: Chia tài sản thừa kế là đất đai

Câu hỏi: Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Ông D và bà Q là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung 600 triệu, Bà Q có tài sản riêng là 180 triệu. DQ có hai người con chung là X (17 tuổi ) và P (15 tuổi), bà Q có con riêng là L (20 tuổi). Căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế. Hãy phân chia di sản của Q trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1 : trước khi chết bà Q lập di chúc cho H 50 triệu, quỹ từ thiện 50 triệu . Trường hợp 2 : trước khi chết bà Q lập di chúc cho H 100 triệu , quỹ từ thiện 200 triệu. (Giả sử cha mẹ bà Q đã mất)

Trả lời: Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định của pháp luật và nếu như không có tranh chấp xảy ra thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia đề cho hai bên

Tài sản chung của D+Q: 600 triệu => Tài sản của Q trong đó là = 600:2 = 300 triệu

Tài sản riêng của Q : 180 triệu. Tổng tài sản của bà Q là 180+300= 480 triệu

Trường hợp 1 : trước khi chết bà Q lập di chúc cho H 50 triệu, quỹ từ thiện 50 triệu.

Chia theo di chúc: cho M 50 triệu và quỹ từ thiện 50 triệu. Như vậy sau khi chia theo di chúc thì sản của bà Q còn: 480 – 100 = 380 triệu

Số tiền 380 triệu còn lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất theo Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:

Theo quy định đó, có thể thấy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà Q sẽ gồm có: D, X, P, L(Do bố mẹ bà Q đã mất). Theo quy định những người thừa thế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, tài sản còn lại của bà Q được chia như sau:

D = X = P = L = 380 : 4 = 95 triệu đồng.

Kết luận: H: 50 triệu; quỹ từ thiện: 50 triệu; D: 95 triệu; X: 95 triệu; P: 95 triệu; L: 95 triệu.

Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai

Trường hợp 2 : trước khi chết bà B lập di chúc cho M 100 triệu , quỹ từ thiện 200 triệu.

Chia theo di chúc: cho H 100 triệu và quỹ từ thiện 200 triệu. Như vậy sau khi chia theo di chúc thì di sản của Q còn: 480 – 300 = 180 triệu

Số tiền 180 triệu còn lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất của bà Q bao gồm:

Như vậy thì bố mẹ Q đã chết nên những người thừa kế ở hàng thứ nhất có: D, X, P, L. Chia tài sản như sau: D=X=P=L= 180/4=45 triệu.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 644, Bộ luật dân sự năm 2015. Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, ông D là chồng của bà Q, X và P là con của bà Q chưa thành niên, do đó 3 người này thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

Tài sản của bà Q nếu được chia theo pháp luật sẽ được chia như sau: D = X = P = L= 480:4 = 120 triệu.

Như vậy 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là: 80 triệu.

Mà theo như đã chia ở trên, ông D, X và P mới được hưởng 45 triệu. Như vậy 3 người họ phải được hưởng thêm mỗi người 35 triệu để đủ 2/3 một suốt thừa kế theo pháp luật. Như vậy, phần thừa kế của 3 người này là mỗi người 80 triệu, bằng 240 triệu. Tức là đã vượt quá phần di sản còn lại. Phần vượt quá là 60 triệu này sẽ trừ vào khoản tiền bà Q để lại cho H và quỹ từ thiện theo tỷ lệ, tức trừ vào phần của H 20 triệu và quỹ từ thiện là 40 triệu. Còn L sẽ không được hưởng gì.

Kết luận: M: 80 triệu, quỹ từ thiện: 160 triệu, D = X = P: 80 triệu, L = 0 đồng.

Câu hỏi 3: Nội dung di chúc có nhiều cách hiểu khác nhau

Câu hỏi: Chào luật sư, trước khi mẹ tôi mất có để lại di chúc. Trong đó có ghi bố tôi có quyền sử dụng và khi bố mất thì quyền sử dụng thuộc về con trai là tôi. Ngoài ra còn ghi chú không được bán, không chia cho ai. Di chúc có dấu đỏ của Xã và có người làm chứng. Nay bố tôi muốn chia đất cho người chị gái. Tôi không đồng ý. Và bố tôi muốn đưa ra tòa để giải quyết. Nếu ra tòa thì di chúc có có hiệu lực hay không ? Và khi ra tòa bố tôi có thể chia tài sản cho chị gái của tôi được không. Mong luật sư giải đáp. Cảm ơn luật sư !

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc và theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp thì mẹ bạn có quyền tự do định đoạt tài sản của mình cho những người khác sau khi mất. Nếu mảnh đất này là tài sản riêng của mẹ thì mẹ được toàn quyền định đoạt trong di chúc. 

Tại Điều 661 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Trong di chúc, mẹ bạn để lại quyền sử dụng cho bố bạn, sau khi bố bạn mất thì quyền sử dụng sẽ thuộc về bạn nhưng lại hạn chế quyền định đoạt của bố bạn và bạn. Ở đây cần làm rõ, nếu mẹ chỉ định sau khi mẹ mất thì giao quyền quản lý tạm thời cho người bố và tới thời điểm bố mất mới là thời điểm phân chia di sản theo di chúc thì nội dung này có giá trị pháp lý. Người con được hưởng di sản sau khi người bố mất đi. Việc người mẹ hạn chế vấn đề không được bán sẽ không có giá trị rằng buộc, bởi lẽ sau khi người con nhận di sản thừa kế thì người con có toàn quyền với mảnh đất này.

Tuy nhiên, nếu người mẹ định đoạt tài sản cho người bố (tức là sau khi bố mất bố sẽ là người được hưởng di sản thừa kế) thì bố có toàn quyền định đoạt, mẹ không thể yêu cầu bố không được bán và khi bố mất bố phải chuyển tên sang cho con. Nội dung này không phù hợp với quy định pháp luật, không có giá trị pháp lý. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp này cần đọc và hiểu nội dung của di chúc. Nếu nội dung di chúc không rõ ràng thì những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc. Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án nhân dân quyết định.

Trên đây là bài viết “Hỏi đáp về pháp luật thừa kế đất đai”, hy vọng là đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu về chia di sản thừa kế.

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng của quyền thừa kế bao gồm những gì?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và tài sản cá nhân. Bất động sản và tài sản cá nhân có thể là tài sản hiện tại hoặc tương lai.
Quyền tài sản là quyền có giá trị bằng tiền, bao gồm quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Ngoài ra, tài sản thừa kế (hay tài sản thừa kế) bao gồm tài sản riêng của người chết, tức là phần tài sản của người chết là tài sản chung với người khác

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào?

Điều kiện có chứng thực áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Những người còn lại khi lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và những người thừa kế theo pháp luật chỉ phải chứng minh mảnh đất đó là hợp pháp thì họ vẫn có quyền chia di sản thừa kế.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết