Sơ đồ bài viết
Hiện nay, không chỉ riêng ngành Y, Công an – quân đội, kinh tế… ngành Luật cũng là một trong những các ngành học được đánh giá là khó khăn. Tuy nhiên khi có đam mê với ngành học này, thì những vấn đề liên quan đến khó khăn của ngành học là nội dung các bạn nên nắm được. Vậy chi tiết với thắc mắc Học luật có khó không? Và làm sao để vượt qua những khó khăn này? Bạn đọc hãy lưu ngay vào sổ tay những kinh nghiệm mà Học viện đào tạo pháp chế ICA gửi đến nạn taị nội dung bài viết sau đây:
Ngành Luật là gì?
Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngành Luật có thể kể đến một số lĩnh vực như sau: Dân sự, Đất đai, Hình sự, Hành Chính, Thương Mại, Quốc Tế.
Học luật có khó không?
Để nói đến những khó khăn khi học ngành luật thì có thể thấy rằng đối với mỗi cá nhân sẽ có những khó khăn khác nhau. Đôi khi có thể kể đến vài trang giấy thi đại học cũng nên. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm nhất khi vừa được làm quen và tìm hiểu về những khái niệm xa lạ. Tuy nhiên thì chúng ta có thể tóm lại thành những khó khăn lớn và thường gặp nhất như sau:
Chọn trường đào tạo
Bước đầu tiên để được học ngành luật đó chính là chọn và thi đậu vào đúng cơ sở đào tạo luật chuyên nghiệp. Tuy hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật, nhưng không phải trường nào cũng có kinh nghiệm đào tạo luật chuyên nghiệp. Không thể đánh giá chính xác rằng trường nào đào tạo ra những cử nhân luật thật xuất chúng và nắm vững luật. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cách các sinh viên tiếp thu kiến thức. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, một cơ sở có vài chục năm kinh nghiệm và chỉ chuyên đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ luật sẽ có một nguồn nhân lực xịn xò, kinh nghiệm thực tiễn phong phú hơn.
Ghi nhớ
Đúng như những gì mà nhiều người thường nghĩ chính là khi học luật chúng ta cần phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Với đặc trưng về tính cụ thể, chính xác và rõ ràng, có rất nhiều khái niệm mà người học luật cần nắm rõ. Ví dụ như pháp luật là gì, văn bản là gì, quy phạm pháp luật là gì, chế tài là gì, hợp đồng là gì,…
Đối với những người bình thường, họ có thể định nghĩa chúng một cách khái quát và tùy biến. Nhưng đối với những người học luật và áp dụng luật, họ cần nắm rõ định nghĩa của từng chủ thể, đối tượng… Bởi chỉ khi họ nắm rõ được định nghĩa mới có thể áp dụng đúng các quy định của pháp luật liên quan.
Chỉ cần hiểu nhầm hoặc hiểu chưa đủ về 1 khái niệm có thể dẫn đến việc áp dụng sai các quy định của luật ngay. Chính vì vậy, người học luật cần rèn luyện cho mình khả năng ghi nhớ tốt để không bị nhầm lẫn giữa các khái niệm. Đây chính là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn cần phải vượt qua.
Ngoài các khái niệm về các thuật ngữ chuyên ngành ra, người học luật cũng cần ghi nhớ được các văn bản luật, nghi định, thông tư, quyết định, nghị quyết,… được ban hành liên tục. Với mỗi văn bản luật, chúng sẽ được ban hành các nghị quyết kèm theo để hướng dẫn cách thi hành. Người học luật sẽ rất vất vả khi cần ghi nhớ những văn bản nào, nghị định nào có liên quan đến vấn đề mà mình cần giải quyết.
Có rất nhiều luật, văn bản luật liên tục được cập nhật, ban hành mới
Nhắc đến việc sửa đổi, bổ sung hay thay thế, ban hành các văn bản luật mới là cơn ác mộng đối với các bạn sinh viên luật. Khi học, bạn sẽ được biết rằng mỗi một bộ luật lại có nhiều lần sửa đổi, ban hành mới. Ví dụ như Bộ luật dân sự, có BLDS 1995, BLDS 2005 và hiện nay bộ luật hiện hành là BLDS 2015. Để giải quyết được các vấn đề phát sinh tại thời điểm phát sinh trước khi luật mới được ban hành, các vấn đề đó cần áp dụng theo luật cũ. Điều đó có nghĩa là người áp dụng luật không những phải nắm được những quy định của luật hiện hành mà còn phải nắm được những quy định ở cả luật cũ. Thống kê số lượng sinh viên trong các bài kiểm tra đã sử dụng sai, nhầm văn bản luật đã hết hiệu lực rất nhiều. Đây có lẽ là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn nên chú ý nhất.
Hiểu được cách quy định của luật
Thông thường tại mỗi bộ luật khác nhau sẽ quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, nôm na là giới thiệu những gì mà luật sẽ quy định. Và để có thể hiểu cũng như áp dụng đúng, bạn cần phải nắm được tư duy và logic, nguyên tắc của các quy định. Mỗi bộ luật sẽ có nguyên tắc khác nhau, có thể cùng một cụm từ nhưng lại được khái niệm theo cách khác nhau trong các bộ luật khác nhau. Bạn bắt buộc phải nắm được nguyên tắc của chúng trước khi bắt đầu áp dụng các điều khoản.
Chi phí
Chi phí là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà rất nhiều bạn lo lắng, bận tâm. Vì khoản chi phí để học luật tại các tường đào tạo lớn cũng không phải là một con số nhỏ. Nếu điều kiện kinh tế gia đình bạn không mấy khá giả, hãy chọn học tại các trường đại học quốc gia, học phí tại đây tương đối thấp so với mặt bằng chung.
Ngoài vấn đề về học phí thì chi phí để mua giáo trình, tài liệu học tập, văn bản luật cũng ngốn một khoản kha khá mỗi học kỳ. Mỗi Bộ luật hiện nay có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, để tiết kiệm bạn hoàn toàn có thể in chúng thành tập. Riêng giáo trình và sách do các nhà xuất bản bán ra, bạn không thể in hoặc photocopy được. Mặt khác, mỗi học kỳ trung bình bạn sẽ học từ 5-7 môn khác nhau kéo theo số tiền bạn cần bỏ ra cũng kha khá.
Giải quyết các tình huống thực tế
Việc tìm hiểu và giải quyết các tình huống, các tranh chấp thực tế chính là các bài tập không thể thiếu khi học luật. Bởi học luật là để áp dụng luật vào thực tiễn đời sống. Các giảng viên sẽ cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng với số lượng đủ để ngốn hết thời gian của bạn. Và để giải quyết các bài tập này, chắc chắn phải giải quyết theo nhóm. Lúc này, bạn không chỉ học cách áp dụng các lý thuyết đã được học vào tình huống mà còn phải biết cách làm việc nhóm, cách giao tiếp và trở thành một team làm việc hiệu quả.
Mỗi tình huống khi gặp phải, tuy được phân loại theo đúng chương học nhưng khi giải quyết chúng, sinh viên buộc phải vận dụng hết tất cả các kiến thức của các môn học khác và cả kiến thức cuộc sống. Đổi lại, sau mỗi phần tình huống đã được phân tích, sinh viên luật đều có thêm nhiều kiến thức hơn và có thêm nhiều kỹ năng hơn.
Cách vượt qua khó khăn khi học luật
Không phải chỉ riêng ngành luật mà bất cứ ngành học nào cũng có những khó khăn nhất định đòi hỏi người học cần phải vượt qua. Một khi bạn đã có đam mê, những khó khăn khi học ngành luật sẽ chẳng là gì khiến bạn phải chùn bước. Khi vượt qua những khó khăn này, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn. Và dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn vượt qua chúng một cách dễ dàng hơn:
Hãy tham gia các group, cộng đồng để xin đánh giá, kinh nghiệm từ những anh chị đã đi trước. Theo dõi các fanpage hoặc website uy tín trong ngành để cập nhật những kiến thức mới. Về vấn đề chi phí, người học ngành Luật hoàn toàn có thể vừa học vừa tìm thêm các công việc partime để có thêm thu nhập. Một trong những công việc mà sinh viên thường làm là gia sư, hay có thể đi thực tập sớm để có kinh nghiệm làm việc,… Học thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm. Giao lưu, mở rộng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô,…
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Khi học Luật và khi tốt nghiệp, nhiều bạn sẽ hướng đến dự định nghề nghiệp là pháp chế. Chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA như sau:
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Học luật có khó không?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Danh sách các trường đại học có ngành luật tại Hà Nội:
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Nội Vụ Hà Nội
Đại học Công Đoàn
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viện Phụ nữ Việt Nam
Học viện Ngoại giao
Đại học Lao động xã hội
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị
Học viện Ngân hàng
Đại học Đại Nam
Đại học Hòa Bình
Trong hệ thống hiến pháp của nhà nước Việt Nam thì các ngành luật bao gồm:
Luật hiến pháp – luật nhà nước: là hệ thống các quy định pháp luật gắn liền với nhà nước và hệ thống quyền lực của nhà nước.
Luật hành chính: các điều luật liên quan đến quan hệ xã hội và các hoạt động chấp hành nó trên mọi lĩnh vực khác nhau.
Luật hình sự: hệ thống điều luật về các hành vi gây nguy hiểm vừa xác định và vừa đưa ra những biện pháp xử phạt.
Luật tố tụng hình sự: các quy định trong quá trình điều tra truy tố những vụ án hình sự gây thiệt hại cho những người xung quanh.
Luật dân sự: là hệ thống quy định về hàng hóa, tiền tệ dựa trên nguyên tắc bình đẳng.
Luật tố tụng dân sự là luật đưa ra để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong các phiên tòa và trong các vụ án dân sự.
Luật hôn nhân và gia đình: quy định pháp luật về quan hệ nhân thân và tài sản hôn nhân gia đình.
Luật kinh tế là hệ thống liên quan đến các đơn vị hay tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan.
Luật tài chính là bộ luật liên quan đến tiền tệ lưu thông giữa các đơn vị với nhau và các đơn vị với nhà nước.
Luật lao động là quy định điều chỉnh quan hệ xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Luật ngân hàng – hệ thống quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong tiền tệ, tín dụng của ngân hàng.
Luật đất đai là quy định điều chỉnh quan hệ xã hội về việc sở hữu, sử dụng đất.
Ngoài ra còn các luật khác như luật an sinh xã hội, luật môi trường,…