Sơ đồ bài viết
Khi không thể tự thực thực hiện một thủ tục nào đó, cá nhân có nhu cầu ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình. Tuy nhiên, để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của mình và người được ủy quyền thì cá nhân cần có giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền cá nhân cần cái có những thông tin đầy đủ và rõ ràng về công việc thực hiện. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu giấy ủy quyền cá nhân chi tiết, hãy tải xuống mẫu giấy ủy quyền cá nhân tại bài viết này của chúng tôi nhé.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền cá nhân năm 2024
Giấy ủy quyền cá nhân là gì?
Giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện, thay mặt một cá nhân nhân, tổ chức trong đó ghi nhận việc người ủy quyền sẽ chỉ định một người khác đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi được ủy quyền. Mẫu giấy ủy quyền cá nhân là một mẫu giấy ủy quyền được dùng một cách phổ biến, thường sử dụng trong trường hợp cá nhân ủy quyền cho cá nhân.
Không giống như Hợp đồng ủy quyền cá nhân được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, giấy ủy quyền không cần đòi hỏi sự tham gia của người được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền sẽ không đòi hỏi bên nhận ủy quyền cần phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ghi trong giấy.
Bởi vậy, những công việc được ủy quyền trong giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản và không chứng thực giấy ủy quyền liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản (khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Cách viết giấy ủy quyền cá nhân
Khi điền các thông tin vào giấy ủy quyền cá nhân, cần phải chú ý những điểm sau đây:
– Các bên ủy quyền: Tính chất của giấy ủy quyền cá nhân là những việc đơn giản nên bên ủy quyền có thể là cá nhân, vợ chồng hoặc là cấp trên….
Do đó, giấy ủy quyền này cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ tên, năm sinh, CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …
– Căn cứ ủy quyền: Trong Giấy ủy quyền có thể có hoặc không có căn cứ. Nếu có căn cứ thì thường sẽ là các giấy tờ có liên quan đến nội dung của công việc ủy quyền:
+ Nếu ủy quyền làm sổ đỏ thì cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Nếu ủy quyền tham gia phiên tòa cần có Giấy triệu tập của Tòa án…
– Phạm vi ủy quyền: Phần này thể hiện cụ thể các công việc cần ủy quyền. Có thể là ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, … Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ được nhân danh, đại diện lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp các loại thuế, phí liên quan công việc ủy quyền…
– Thời hạn ủy quyền: Có thể nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc…
Lưu ý gì khi làm Giấy ủy quyền cá nhân?
Mặc dù giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc giống như hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên khi lập giấy ủy quyền cần lưu ý nội dung được ủy quyền không được trái với những nguyên tắc tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Bình đẳng, không lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
– Tự do, tự nguyện thực hiện cam kết, thỏa thuận;
– Mọi cam kết, thỏa thuận của hai bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Xác lập, thực hiện, chấm dứt sự ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;
– Không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
– Các bên sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình.
Trên đây là “Mẫu giấy ủy quyền cá nhân” của Hỏi đáp luật. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc.
Câu hỏi thường gặp
Tại Luật Công chứng hiện hành mới chỉ đề cập, quy định đến công chứng hợp đồng ủy quyền. Do đó, giấy ủy quyền sẽ không bắt buộc phải công chứng.
Tuy nhiên, tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có quy định về giấy ủy quyền: “Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Như vậy, tùy từng trường hợp mà giấy ủy quyền sẽ phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Pháp luật hiện nay có quy định một số trường hợp không được ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân, tổ chức đó phải tự mình thực hiện. Cụ thể:
– Đăng ký kết hôn, ly hôn
– Gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
– Lập di chúc của bản thân
– Xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2