fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Đề thi bán trắc nghiệm môn học Luật Dân sự

Sơ đồ bài viết

Đề thi bán trắc nghiệm môn học Luật Dân sự là dạng đề thi kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, giúp đánh giá toàn diện kiến thức lý thuyết và khả năng phân tích, lập luận của sinh viên. Với cấu trúc đề thi này, bạn không chỉ cần nắm vững các quy định pháp luật dân sự mà còn phải biết vận dụng chúng để giải quyết tình huống thực tiễn. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về cách chuẩn bị, cấu trúc đề thi, và mẹo làm bài hiệu quả để đạt điểm cao.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Đề thi bán trắc nghiệm môn học Luật Dân sự

Câu 1: Có mấy nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?

1. 3
2. 7
3. 2
4. => 5

Câu 2: Tập quán pháp có thể được áp dụng khi nào?

1. Khi các bên tranh chấp mà pháp luật không quy định.
2. Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán pháp.
3. => Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.

Câu 3: Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân sự?

1. Quyết định xử phạt hành chính.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Yêu cầu cải chính.
4. => 2 & 3.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

1. Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
2. => Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

1. Cứ 18 tuổi là người thành niên.
2. Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. => Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 6: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể mua bán nhà nếu có tiền.

1. Đúng.
2. => Sai

Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai?

1. => Trong bất kỳ trường hợp nào thì quyền nhân thân cũng không được chuyển giao cho người khác.
2. Quyên nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cái nhân.
3. Quyền có họ tên là quyền nhân thân.

Câu 8: Hãy chỉ ra các nhận định sai?

1. Con sinh ra mặc nhiên phải theo họ cha. Chỉ được theo họ mẹ khi chưa xác định được cha đẻ của đứa bé.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Có thể đặt tên con bằng số hoặc ký tự miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác
4. => 1 & 3

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

1. => Người không có Quốc tịch vẫn được đảm bảo cư trú ở Việt Nam theo luật.
2. Mọi công dân ở Việt Nam đều phải có Quốc tịch.
3. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam và Luật quốc tế quy định.

Câu 10: Đăng ảnh của người khác phải được người đó đồng ý và phải trả thù lao?

1. Đúng
2. => Sai

Câu 11: Nhận định nào sau đây là sai?

1. Trong trường hợp khẩn cấp vì lý do ngăn chặn việc phạm tội có thể xâm phạm danh dự của người có hành vi phạm tội.
2. Pháp luật chỉ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về uy tín, danh dự của cá nhân khi người đó còn là công dân.
3. => Cả 1& 2
4. 1

Câu 12 : Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
2. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
3. Cả 1& 2.
4. => 2.

Câu 13: Tìm nhận định sai trong các nhận định dưới đây?

1. Một người chỉ có thể được một người giám hộ.
2. Người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
3. Trong mọi trường hợp anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên.
4. => Cả ba đáp án trên.

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên thì tòa án tuyên bố người đó mất tích.
2. Khi một người biệt tích 03 năm trở lên, mà không biết còn sống hay đã chết thì tòa án tuyên bố người đó mất tích.
3. Người biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì bị tuyên bố mất tích.
4. => Không có nhận định nào.

Đề thi bán trắc nghiệm môn học Luật Dân sự
Đề thi bán trắc nghiệm môn học Luật Dân sự

Câu 15: Tìm nhận định đúng nhất trong các nhận định dưới đây?

1. => Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
2. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì phải trả lại mỗi quan hệ hôn nhân như cũ nếu người đó yêu cầu.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống không có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản.

Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai?

1. => Pháp nhân chấm dứt tồn tại từ thời điểm bị tuyên bố phá sản
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cả hai nhận định đều đúng

Câu 17: Những nhận định nào sau đây đúng?

1. Tài sản là những gì cá nhân hiện có.
2. => Giấy tờ có giá, quyền tài sản là tài sản.
3. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản và các tài sản khác.
4. 2 & 3

Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai?

1. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.
3. => 1 & 2.
4. 2.

Câu 19: Giao dịch dân sự có thể được lập bằng?

1. Bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2. Bằng hành vi cụ thể.
3. => 1&2.
4. Đáp án 1.

Câu 20: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được thực hiện theo:

1. Theo ý chí của hai bên.
2. Theo ý chí của một bên.
3. Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định.
4. => Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch.

Câu 21: Một trong những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là?

1. Bên nào có lỗi thì phải xin lỗi, bồi thường và chịu phạt vi phạm.
2. Các bên bằng mọi giá phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
3. => Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Câu 22: Định nghĩa nào sau đây là đúng?

1. => Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn là thời hiệu được quy định trong luật.
3. Thời hạn là khoảng thời gian gần nhất mà các bên phải thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ.
4. Thời hạn là khoảng thời gian được ấn định trong các giao dịch dân sự.

Câu 23: Thời hiệu là?

1. Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
2. => Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
3. Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
4. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.

Câu 24: Nhận định nào sau đây là sai?

1. => Thời hiệu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản là 2 năm.
2. Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu được khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại.
3. => Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự không bị gián đoạn.

Câu 25 . Mọi tài sản đều tồn tại ba quyền sở hữu, chiếm hữu và định đoạt?

1. Đúng
2. Sai

Câu 26: Chủ sở hữu tài sản có các nghĩa vụ nào sau đây?

1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bảo vệ tính mạng cho người khác; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng; nghĩa vụ.
2. => Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng.
3. Các nghĩa vụ trên.

Câu 27: Chiếm hữu là gì?

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ
2. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.
3. => Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Câu 28: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

1. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp.
2. => Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
3. Chiếm hữu là chiếm giữ hoặc chi phối tài sản một cách gián tiếp.

Câu 29: Người chiếm hữu phải chứng minh việc chiếm hữu của mình là ngay tình khi có yêu cầu

1. Đúng
2. => Sai
3. Còn tùy trường hợp

Câu 30: Quyền dân có thể bị hạn chế?

1. Quyền dân sự không bị hạn chế.
2. Có thể bị hạn chế khi có yêu cầu người khác.
3. => Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp.

Câu 31: Sở hữu chung của vợ chồng là?

1. Phần quyền sở hữu của hai vợ chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân.
2. => Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
3. Tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Câu 32: Sự kiện nào sau đây chấm dứt sở hữu chung?

1. Một trong các đồng sở hữu chung chết.
2. Quá 50% phần tài sản thuộc sỡ hữu chung không còn.
3. => Tài sản chung đã được chia.

Câu 33: Sự kiện nào sau đây chấm dứt quyền sở hữu?

1. Đánh rơi tài sản.
2. Bỏ quên tài sản.
3. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ cho người khác.
4. => Tài sản bị tịch thu.

Câu 34: Người hưởng dụng có mấy nghĩa vụ?

1. Có rất nhiều nghĩa vụ.
2. Có 3 nghĩa vụ.
3. => Có 5 nghĩa vụ.
4. Có 4 nghĩa vụ.

Câu 35: Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề nào dưới đây là đúng?

1. => Xác lập theo di chúc.
2. Xác lập theo tập quán của các vùng.
3. Xác lập theo ý chí của mỗi bên.

Câu 36: Căn cứ nào vừa phát sinh nghĩa vụ, vừa phát sinh quyền dân sự?

1. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
2. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
3. => Hành vi pháp lý đơn phương.
4. => Hợp đồng.

Câu 37 Đối tượng của nghĩa vụ là?

1. Là nghĩa vụ phải thực hiện.
2. => Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
3. Là công việc sẽ thực hiện.
4. Là chế tài phải thực hiện.

Câu 38: Nhận định nào sau đây là chính xác?

1. => Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là 02 năm từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện.
3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do một trong các bên ấn định nếu các bên không ấn định thì thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 39: Nhận định nào sau đây không chính xác?

1. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với người thứ ba.
2. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải bồi thường phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện thay.
3. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

Câu 40: Tất cả các nghĩa vụ đều có thể phân chia theo phần?

1. Đúng nhưng chưa đủ.
2. Đúng.
3. => Sai.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.

Sơ đồ bài viết

Sơ đồ bài viết