fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Đề cương ôn thi môn Luật hôn nhân và gia đình

Đề cương ôn thi môn Luật hôn nhân và gia đình

I. Lý thuyết

Trả lời đúng sai và giải thích các nhận định sau:

1) 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhân gia đình.

Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 điều 9 LHNGD về độ tuổi kết hôn, đối với nam từ 20T trở lên, đối với nữ từ 18t trở lên. Do vậy nếu nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự thì chưa đủ diều kiện kết hôn.

2) Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đôi.

Sai. Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì theo quy định tại khoản 3 điều 17 LHNGD tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng cúa phụ nữ và con.

3) Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 đều được công nhận là vợ chồng.

Sai. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 được chia thành hai trường hợp: từ trước ngày 03/01/1987 và từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001. Trong trường hợp, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b khoản 3 nghị quyết 35 kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.

4) Người đang chấp hành hình phạt tù không có quyền nhận người khác làm con nuôi.

Sai. Vì người đang chấp hành hình phạt tù có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhận con nuôi theo khoản 1 điều 143 BLDS.

5) Khi ly hôn, việc giao con chung từ đủ 9 tuổi trở lên cho cha hoặc mẹ nuôi là căn cứ vào nguyện vọng của con.

Đúng. Vì theo quy định tại khoản 2 điều 92 LHNGD người trực tiếp nuôi do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết và nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện
vọng của con

6) Ông bà là đại diện đương nhiên cho cháu khi cha mẹ của cháu chết.

Sai. Vì khi cha mẹ cháu chết, trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông bà mới là người giám hộ theo quy định tại khoản 2 điều 61 BLDS.

II. Bài tập

Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm.

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, chị B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B. Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Theo anh/chị, Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

Tòa án giải quyết như vậy là sai. Vì anh A và chị C chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo khoản 1 điều 11 LHNGD . Nếu có yêu cầu hủy việc đăng ký hôn của chị B, thì tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.

Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân. Mong các anh chị cùng góp ý kiến trao đổi.

Đề cương ôn thi môn Luật hôn nhân và gia đình
Đề cương ôn thi môn Luật hôn nhân và gia đình

ĐỀ THI MÔN: LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

LÝ THUYẾT ( 6 ĐIỂM)

Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

Người bị nhiễm virus HIV/ AIDS không có quyền kết hôn.

VKSND không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.

UBND cấp xã ( xã, phường, thị trấn) chỉ có thẩm quyền đăng kí kết hôn đối với các trường hợp kết hôn giữa công dân VN tiến hành tại Việt Nam.

Tài sản trong thời kì hôn nhân chỉ ghi tên vợ hoặc chồng là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đó.

Con riêng với bố dượng, mẹ kế sống chung ( cùng một mái nhà) thì sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ cha, mẹ, con.

Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt hôn nhân.

BÀI TẬP ( 4 ĐIỂM)

Tháng 5/ 1984, Anh A và chị B được gia đình hai bên tổ chức đám cưới

Nhằm xe duyên chồng vợ. Mười năm sau khi cưới, anh A và chị B chung sống hạnh phúc, họ có 2 con chung và cùng tạo dựng được một số tài sản có giá trị. Từ tháng 2/ 1994, quan hệ giữa anh A và chị B lục đục, họ thường xuyên phát sinh mâu thuẫn.

Tháng 9/ 1994, anh A chuyển công tác đến một huyện miền núi. Tại đây, anh gặp chị L- người cùng đơn vị mới và giữa hai người phát sinh tình cảm lứa đôi. Tháng 10/ 1995, anh A và chị L đăng kí kết hôn tại UBND địa phương, nơi chị L cư trú và được cơ quancó thẩm quyền nơi đây cấp giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kết hôn, anh A và chị L sống hạnh phúc, họ có con chung và tài sản chung trị giá trên một tỷ đồng. Tháng 11/ 1998, anh A làm đơn xin ly hôn với chị B và được TA giả quyết cho ly hôn vào tháng 8/ 1999. Ngày 15/7/2001, Hội LHPN huyện G nơi chị B cư trú gởi đơn yêu cầu TA hủy việc kết hôn trái pháp luậy giữa anh A và chị L.

Hỏi: Tòa án xử lý vụ việc trên như thế nào, vì sao phải xử lí như vậy?

Môn HNGĐ này có rất nhiều văn bản dưới Luật nên khá lúng túng. Tuy nhiên cũng vừa kịp giải môt số bài gởi Diễn Đàn tham khảo ,trước kỳ thi .Mong đc đón nhận và hiệu chỉnh.

ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – ĐỀ 01

I. Lý thuyết

Trả lời đúng sai và giải thích các nhận định sau:

1) Người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhân và gia đình.

S/ Đkiện KH có qui định về độ tuổi :Nam từ 20t trở lên ,Nữ từ 18t trở lên vì thế câu này sẽ không đúng đối với Nam.

2) Khi tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đôi.

S/ phân chia TS chung này còn tuỳ theo: thoả thuận của 2 bên ,nếu kg đc TA mới phán quyết ,có tính đến công sức đóng góp mỗi bên.= Đ17: hậu quả Plý của huỷ KH trái PL.

3) Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 đều được công nhận là vợ chồng

S/ tuỳ từng trhợp cụ thể sẽ kg đc công nhận VC ,theo NQ35/2000

4) Người đang chấp hành hình phạt tù không có quyền nhận người khác làm con nuôi

S/ vẫn được miễn đủ đkiện theo Đ69 .Tuy nhiên do phải trực tiếp khi đăng ký,theo Đ10 NĐ158/2005 ,làm hạn chế việc thực hiện.

5) Khi ly hôn, việc giao con chung từ đủ 9 tuổi trở lên cho cha hoặc mẹ nuôi là căn cứ vào nguyện vọng của con.

S/ còn phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con ,K2 Đ92. Td: sau khi ly hôn ,nhưng cha mẹ đều không có khả năng.

6) Ông bà là đại diện đương nhiên cho cháu khi cha mẹ của cháu chết.

S/ khi cháu đã trưởg thành,có đủ HVDS hoặc anh chị em ruột có đủ đkiện ,thì ông bà chưa thể là giám hộ.

II. Bài tập

Anh A kết hôn hợp pháp với chị B name 2000, có đăng ký kết hôn. Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm.

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, Chi B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B

Tòa án huyện K đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.

Theo anh (chị), Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

Có 2 tr hợp có thể xảy ra :

  • nếu A-C được ĐKKH : TA huỷ KH trái PL là đúng.
  • nếu A-C chưa được ĐKKH : TA phải tuyên bố họ không phải là VC.

ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – ĐỀ 02

I. Lý thuyết:

Trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:

1) Người chưa thành niên, thì chưa đủ tuổi kết hôn. Đ/ kể cả khi đã thành niên (18t) ,mà là Nam giới ,cũng đủ tuổi KH theo Luật HNGĐ.

2) Tài sản riêng của con chưa thành niên về nguyên tắc thuộc quyền quản lý của cha mẹ

S/ do con chưa thành niên , nhưng chỉ cần 15 t trở lên ,co thề tự mình qlý TS riêng ,K1 Đ45.

3) Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc UBND cấp tỉnh.

S/ còn có thể ĐKKH tại cơ quan ngoại giao ,Đ3 NĐ68/2002.

4) Khi tổ chức đăng ký kết hôn, nếu chỉ có mặt của một bên nam hoặc nữ, cơ quan đăng ký kết hôn không được tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

S/ vẫn tổ chức được ,nếu vắng 1 bên ,theo mục 2 NQ02/2000.

5) Người bị nhiễm vi rút HIV vẫn được quyền kết hôn.

Đ/ Luật HNGĐ kg cấm ,nhưng cần khai rõ ,nếu kg xem như lừa dối,vi phạm Đ9 LHNGĐ và bị xử lý ,Đ117 BLHS 1999.

6) Nam và nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, cũng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Đ/ trong các tr hợp sống chung như VC trước 1987 ,kg vi phạm các đkiên khác cùa PL.

II. Bài tập:

Tháng 07/2001, anh A và chi B được UBND xã X huyện Y tỉnh H tiến hành đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn. Việc kết hôn xảy ra khi anh A 21 tuổi và chị B 16 tuổi. Trong quá trình chung sống, anh chị có một con chung là K và khối tài sản chung trị giá khoảng 100 triệu đồng.

Tháng 02/2002, anh A bị tai nạn dẫn đến tử vong. Tháng 05/2002, khi tiến hành phân chia di sản thừa kế dẫn đến tranh chấp:

Những người thừa kế di sản anh A không thừa nhận quyền thừa kế của chị B, vì họ cho rằng anh A và chị B là kết hôn trái pháp luật, không phải là vợ chồng.

Chị B lại cho rằng chị là vợ của anh A nên chị là hàng thừa kế thứ nhất. Theo anh (chị), chị B có được quyền thừa kế di sản của anh A không? Vì sao?
Tuy A-B là KH trái PL,nhưng vẫn có thể xem xét theo điểm d.1 mục 2
NQ02/2000 ,với 2 tr hợp cụ thể vào thời điểm có yêu cầu công nhận VC
nơi TA :

B đã đến tuổi KH (17t+1 ngày) : do A-B vẫn sống chung bình thường ,có con chung ,có TS chung nên TA kg thể huý KH .B đc chia TS chung và vẫn đc hưởng thừa kế.

B chưa đủ tuổi KH :TA ra quyết định huỷ .B coi như kg là vợ,kg đc hưởng TK , mà chỉ có thể đc chia TS chung theo công sức đóng góp.

ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – ĐỀ 03

Nhận định đúng hay sai? tại sao?

Người đủ 18 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi hôn nhấn và gia đình đầy đủ

S/ theo Đ9Luật HNGĐ ,nam phải đủ 20t mới đc KH .

Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Toà án không công nhận nam nữ là vợ chộng

S/ Luật HNGĐ kg có qui định ,mà chỉ có ycầu huỷ KH trái PL , điểm c K3 Đ15.

Con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là con có cùng huyết thống với cha me.

S/ con nuôi chung của VC ,con riêng được VC thừa nhận kg có cùng huyết thống .

Người đang chấp hành hình phạt tù là người không có quyền kết hôn

S/ LP kg cấm ,nhung kg thực hiện được do khi đăng ký KH ,kg được uỷ quyền , Đ10 NĐ158/2005.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có họ trong phạm vi ba đời

S/ xem đnghĩa K12,13 Đ8.

Việc đăng ký hộ tịch liên quan đến HNGĐ có thể uỷ quyền cho người khác làm đại diện

S/ kg đc uỷ quyền khi đký KH,nhận con nuôi,giám hộ,… Đ10 NĐ158/2005.

II/ BÀI TẬP

Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 1995, có đăng ký kết hộn Tháng 3.2006, anh A trúng số độc đắc với mức trúng thưởng là 100 triệu động

Sau khi trúng thưởng, anh A dùng số tiền trên để phụ giúp cho cha mẹ anh mà không giao cho chị B quản lý, sử dung. Chị B yêu cầu anh A giao cho chị 50 triệu đồng vì chị cho rằng đây là tài sản chung nên phần chị là một nữa số tiền trúng thưởng

Anh A cho rằng đây là tài sản riêng của ạnh Anh A lý giải rằng: số tiền mua vé số là do anh được anh C là bạn của anh cho. Anh C xác nhận là anh có cho anh A 50.000 động Anh C cũng biết là anh A trúng số 100
triệu

Theo anh (chị) , số tiền anh A trúng số là tài sản chung của anh A và chị B hay là tài sản riêng của anh A? Tại sao?

Theo mục 3 NQ02/2000 tiền trúng xổ số là TS chung của VC. Tuy C có cho

A tiền ,sau đó mua vé số trúng , đây cũng là thu nhập của VC theo K1 Đ27.

1- Quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ cấp dưỡng.

a) Giống nhau:

Cùng có chữ “dưỡng” (Trên cơ sở gợi ý trên, đề nghị bạn tự tìm thêm
các điểm giống nhau khác nhé).

b) Khác nhau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Quan hệ cấp dưỡng khác với quan hệ nuôi dưỡng ở các đặc điểm sau:

  • Là quan hệ pháp luật về tài sản.
  • Là nghĩa vụ riêng về tài sản của bản thân người có nghĩa vụ.
  • Là loại nghĩa vụ không được bù trừ theo qui định của pháp luật.
  • Chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ
    hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
  • Không mang tính đền bù tương đương; Không có tính chất tuyệt đối và
    không diễn ra đồng thời.
  • Là một quan hệ phái sinh và chỉ phái sinh khi có những điều kiện
    nhất định.

2- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình không nhất thiết phải có đầy đủ năng lực chủ thể HNGD.

Chẳng hạn, đối với quan hệ nuôi con nuôi: Chủ thể là con nuôi vẫn có thể là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (người chưa đủ 18 tuổi). Khoản 2 Điều 71 Luật HNGĐ qui định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Như vậy trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi mặc dù là người chưa thành niên, tức người có năng lực hành vi chưa đầy đủ, vẫn là chủ thể tham gia quan hệ con nuôi và vẫn có quyền quyết định đối với việc đồng ý hay không đồng ý về làm con nuôi người khác.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hôn nhân và gia đình: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hon-nhan-va-gia-dinh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.