fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Đề cương ôn thi môn học Luật hiến pháp

Đề cương ôn thi môn học Luật Hiến pháp cung cấp một cái nhìn tổng quan và hệ thống về các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc và chức năng của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp Việt Nam. Tài liệu này sẽ giúp bạn nắm bắt các kiến thức quan trọng, các điểm cần lưu ý, và hướng dẫn cụ thể để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Tham khảo ngay trong bài viết sau đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Đề cương ôn thi môn học Luật hiến pháp

1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.

a) Khái niệm hiến pháp:

    • Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người.
    • Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửa đổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường.
    • Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiến

    b) Các quan niệm về hiến pháp:

    2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.

    Đối tượng nghiên cứu:

      • Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực Nhà nước
      • Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
      • Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan Nhà nước với công dân
      • Mối quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức Nhà nước Việt Nam.

      3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.

        • Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước – những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người dân.
        • Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
        • Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại, Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
        • Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
        • Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp. Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trung hòa.
        • Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiên pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính).
        Đề cương ôn thi môn học Luật hiến pháp
        Đề cương ôn thi môn học Luật hiến pháp

        4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.

        Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.

          • Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
          • Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.

          5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?

            • Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân.
            • Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
            • Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền. Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định.

            6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?

              • Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
              • Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.
              • Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội hay Tòa án hiến pháp.

              7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.

                Đối với một quốc gia

                • Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
                • Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.

                Đối với mỗi người dân

                • Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
                • Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
                • Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo

                8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.

                  Theo hình thức

                  Hiến pháp bất thành văn

                  • Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy định
                    tổ chức quyền lực Nhà nước
                  • Không được Nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo luật
                    khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lí
                  • Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về hình thức.
                  • Các Nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zeland, Isarael.

                  Hiến pháp thành văn

                  • Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản. Có thể có nhiều văn bản.
                  • Hiến pháp được Nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí cao nhất, là luật cơ
                    bản của một quốc gia.

                  Theo nội dung

                  Hiến pháp cổ điển

                  • Ra đời từ thế kỷ 18.19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787. Na Uy 1814…
                  • Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực Nhà nước. Không đề cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
                  • Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao => bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên.

                  Hiến pháp hiện đại

                  • Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới
                  • Quy định rộng hơn so với Hiến pháp truyền thống. Quy định cả về kinh tế, văn hóa, xã hội
                  • Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
                  • Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
                  • Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…

                  Theo thủ tục thông qua, sửa đổi

                  Hiến pháp cương tính

                  • Có ưu thế đặc biệt, phân biệt giữa lập hiến và lập pháp
                  • Được QH lập hiến thông qua.
                  • Nếu trở nên lỗi thời có thể sửa đổi, bổ sung
                  • Có cơ chế bảo hiến

                  Hiến pháp nhu tính

                  • Được chính cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung.
                  • Trình tự thông qua như một luật thường
                  • Không có sự phân biệt đẳng cấp với luật thường.
                  • Không đặt ra vấn đề bảo hiến

                  Theo bản chất hiến pháp

                  Tư bản chủ nghĩa

                  • Quy định về phân quyền theo thuyết tam quyền phân lập.
                  • Thừa nhận quyền tư hữu của cải, tư liệu sản xuất
                  • Đối tượng quy định dừng lại ở quyền dân sự và chính trị

                  Xã hội chủ nghĩa

                  • Phủ nhận thuyết tam quyền phân lập
                  • Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan.
                  • Đối tượng quy định mở rộng ra cả kinh tế, văn hóa, xã hội.

                  Tham khảo trọn bộ đề cương ôn thi môn học Luật hiến pháp trong link: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

                  Mời bạn xem thêm:

                  5/5 - (1 bình chọn)

                  Trả lời

                  Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

                  Bài viết liên quan

                  .
                  .
                  .