fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Đề cương ôn thi môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Đề cương ôn thi môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ lịch sử. Đây là tài liệu cần thiết giúp bạn tập trung vào các nội dung trọng tâm như các giai đoạn phát triển của các thể chế pháp luật, những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến tiến trình pháp luật, và các quy định pháp luật quan trọng. Với đề cương này, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị cho kỳ thi một cách hiệu quả và đạt kết quả cao. Tham khảo ngay trong bài viết sau của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Đề cương ôn thi môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Đề 1:

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)

  1. Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với thời kỳ 1802 – 1830. (1 điểm)
  2. Pháp luật Việt Nam thế kỷ X thể hiện tính tùy tiện và tàn bạo. (1 điểm)
  3. Trong nhà nước Spac, sau khi thành lập Hội đồng 5 quan giám sát, quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm bảo vệ cho quyền lợi của tầng lớp bình dân. (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm) Anh chị hãy lý giải tại sao nội dung của pháp luật của các quốc gia ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến (thế kỷ V – XVII) không tiến bộ bằng pháp luật của La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ (thế kỷ III TCN – Thế kỷ V).

Câu 3: (4 điểm) Anh chị hãy phân tích và đánh giá về nhận định sau đây: Trong Bộ luật Hồng Đức nét tiến bộ bậc là địa vị và quyền lợi kinh tế của người phụ nữ đã phần nào được ghi nhận và bảo vệ.

Đề 2:

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)

  1. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp, địa vị xã hội chỉ tồn tại trong pháp luật phương Đông cổ đại, không tồn tại trong pháp luật phương Tây cổ đại. (1 điểm)
  2. Với nền hành chính quân sự, nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê đạt đến mức độ đỉnh cao của chế độ quân chủ. (1 điểm)
  3. Loại bỏ các chức quan có quyền lực quá lớn là một trong những biện pháp cải cách nhà nước của vua Lê Thánh Tông. (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm) So sánh và lý giải sự khác biệt trong hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc và nhà nước phong kiến Tây Âu giai đoạn thế kỷ XV – XVII.

Câu 3: (4 điểm) Hình sự hóa các quan hệ xã hội là đặc trưng cơ bản của pháp luật thời Lê thế kỷ XV. Hãy lý giải tại sao và chứng minh?

Đề cương ôn thi môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật
Đề cương ôn thi môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Đề 3:

Phần I: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)

  1. Pháp luật thời Lê thế kỷ XV đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong một số quan hệ pháp luật. (1 điểm)
  2. Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao. (1 điểm)
  3. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không có những điểm tiến bộ so với tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến. (1 điểm)

Phần II: Tự luận (7 điểm)

  1. Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua Quốc triều hình luật (4 điểm)
  2. Phân tích chức năng đối ngoại thể hiện chủ nghĩa bành trướng của nhà nước phong kiến Trung Quốc (3 điểm)

Đề 4:

Phần I. Trắc nghiệm (chọn một đáp án đúng nhất) (2,5 điểm)

Câu 1: Nhận định nào sau đây phù hợp với tất cả các triều đại với chính thể quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam (938 – 1884)?

A. Quyền lực nhà nước luôn tập trung vào nhà vua

B. Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

C. Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản, nền hành chính quân sự

D. A, B và C đúng

E. A, B và C sai

Câu 2: Nội dung nào sau đây cho thấy, chính thể quân chủ dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:

A. Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản

B. Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, nhất là Lục Bộ rất phát
triển, quy củ

C. Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên cơ
sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát.

D. B và C đúng

E. A và C sai

Câu 3: Vua Minh Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh thay thế nhằm:

A. Tránh nguy cơ lạm quyền của chính quyền cấp thành, đe dọa đến quyền uy của triều Nguyễn.

B. Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương.

C. Củng cố và nâng cao vị thế của vua Nguyễn và cai trị trực tiếp các vùng miền trong lãnh thổ

D. A và C đúng

E. A, B và C đún

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phù hợp với pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV)?

A. Pháp luật dân sự không chịu ảnh hưởng của Nho giáo

B. Pháp luật hình sự chỉ chịu ảnh hưởng bởi Triết học Trung Hoa (Nhân trị và Pháp
trị)

C. Pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ nữ quyền

D. A và C đúng

E. A, B và C đúng

Câu 5: Nguyên tắc “vô luật bất hình” trong Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ nhất tư tưởng pháp luật nào sau đây?

A. Mọi người chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép

B. Một hành vi không thể bị coi là tội phạm nếu pháp luật hình sự không quy định

C. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm

D. A và C đúng

E. A, B và C đúng

Phần II: Những nhận định sau đúng hay sai? Anh chị hãy giải thích tại sao? (2 điểm)

Câu 1: Trong tất cả các nhà nước ở phương Tây trong thời kỳ cổ đại, Đại hội nhân dân luôn là cơ quan thật sự có quyền lực cao nhất.

Câu 2: Tổ chức chính quyền địa phương (giai đoạn 1428 – 1460) mang tính chất phòng vệ.

Phần III: Tự luận (5,5 điểm)

Câu 1: Anh chị hãy chứng minh ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với tính chất trọng hình khinh dân trong pháp luật của các quốc gia phương Đông trong thời kỳ cổ đại. (3 điểm)

Câu 2: Có hai nhận định sau:

  1. Pháp luật nhà Lê có xu hướng hình sự hóa các quan hệ xã hội.
  2. Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Lê triều hình luật hay Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật hình nhưng lại chứa đựng không chỉ các quy phạm pháp luật hình sự mà còn chứa đựng cả quy phạm pháp luật dân sự, hôn nhân – gia đình… Anh chị hãy làm sáng tỏ hai nhận định này (2,5 điểm).

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nắm vững kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật, hãy tham gia khóa học tìm hiểu Lịch sử nhà nước và pháp luật online của Học viện đào tạo pháp chế ICA. Khóa học cung cấp nội dung chi tiết, hệ thống hóa kiến thức, và được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học danh tiếng. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn không chỉ ôn tập hiệu quả mà còn hiểu sâu hơn về tiến trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ lịch sử.

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.