fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Công việc của pháp chế trong công tác tư vấn tham gia tố tụng là gì?

Chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp hiện nay được xem là công việc được cho là hấp dẫn khi cơ hội việc làm ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vị trí này và mức thu nhập cao, thu hút nhiều bạn trẻ, người lao động và đặc biệt là cử nhân luật. Vậy chi tiết quy định về công việc của pháp chế trong công tác tư vấn tham gia tố tụng là gì? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Chuyên viên pháp chế là những ai?

Chuyên viên pháp lý hay còn được biết đến với tên gọi là chuyên viên pháp chế là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời chuyên viên pháp chế cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Chuyên viên pháp chế giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp luôn gặp thuận lợi về các thủ tục và giấy tờ pháp lý. Nhờ có chuyên viên pháp chế mà tất cả các thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp đều được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch. 

Trong trường hợp doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng lao động hay hợp đồng kinh tế, thì chuyên viên pháp chế sẽ là người chịu trách nhiệm tìm hiểu các vấn đề pháp lý, soạn thảo các điều khoản và thủ tục liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng. Chuyên viên pháp chế cũng chịu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các đối tác về mặt pháp lý. Hợp đồng sẽ chỉ được ký kết khi các vấn đề pháp lý được kiểm tra và loại trừ. Đặc biệt chuyên viên pháp chế có thể dễ dàng phát hiện ra những sơ hở trên hợp đồng, điều này giúp công ty tránh khỏi những thiệt hại nghiêm trọng.

Bên cạnh đó chuyên viên pháp chế có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục pháp lý, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bản quyền thương mại. Họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết và quản lý các hồ sơ, thủ tục này đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, chuyên viên pháp chế còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về các vấn đề pháp luật, đảm bảo hoạt động của công ty luôn kinh doanh hợp pháp. Họ sẽ xử lý các giấy tờ liên quan đến xử lý tài chính, thu hồi công nợ nhằm đảm bảo doanh nghiệp không phải vướng vào các vụ kiện tụng không cần thiết.

Công việc của pháp chế trong công tác tư vấn tham gia tố tụng là gì?

Hiện nay không có một khuôn mẫu nào mô tả chi tiết về công việc pháp chế doanh nghiệp. Công việc của nhân viên pháp chế doanh nghiệp tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp: về ngành nghề hay llĩnh vực kinh doanh (xây dựng, bất động sản, dược phẩm… ), lĩnh vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại…), tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động (công ty TNHH, công ty cổ phần, nhóm công ty, tập đoàn…), tùy ý chí của chủ doanh nghiệp, người quản trị, điều hành doanh nghiệp…

Công việc của pháp chế trong công tác tư vấn tham gia tố tụng là gì?

Tuy nhiên, do chi phối bởi yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, theo đó công việc của nhân viên pháp chế doanh nghiệp sẽ có những nhóm công việc chung nhất định. Thông qua nghiên cứu các quy định pháp luật về kinh doanh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, khảo sát các thông tin tuyển dụng nhân sự pháp chế, cũng như nghiên cứu các quy định nội bộ cửa các doanh nghiệp về mô tả công việc cho bộ phận pháp chế, nhân sự phụ trách pháp chế, chúng tôi đưa ra mô tả công việc thường thấy của nhân viên pháp chế doanh nghiệp như sau:

– Công việc tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, là công việc thường xuyên nhất, phổ biến nhất khi làm pháp chế doanh nghiệp, chủ yếu liên quan đến tư vấn cho doanh nghiệp, người quản trị, điều hành doanh nghiệp, các phòng ban và nhân sự của công ty, bao gồm: tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi được yêu cầu: về tài chính, thuế, vay, thế chấp tài sản, đầu tư, chứng khoán, lao động, mua bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần …

– Công việc pháp chế nội bộ, thường liên quan đến tư vấn, hỗ trợ hoạt động quản trị, điều hành nội bộ tại doanh nghiệp, như là: hỗ trợ, tư vấn việc xây dựng quy định nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định này theo yêu cầu của pháp luật; tư vấn trình tự, thủ tục, tư vấn về nội dung, tham gia hỗ trợ soạn thảo các văn bản, tài liệu của tổ chức, của các cuộc họp hoặc tổ chức lấy ý kiến để phục vụ cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn trong việc ký kết hợp đồng, thử việc, hay trong việc thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động, thực hiện các thủ tục hành chính về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm, chế độ phúc lợi cho người lao động…; hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bản doanh nghiệp cần ban hành trong hoạt động hàng ngày như: quyết định, công văn, thông báo, biên bản, tờ trình…

– Công việc liên quan đến tư vấn hợp đồng, bao gồm: tham gia vào các buổi họp cùng giám đốc, người đại diện công ty với đối tác, tham gia các cuộc họp với khách hàng về việc kinh doanh, làm ăn, phát triển dự án, trao đổi về giao dịch thương mại; tư vấn, soạn thảo hoặc hỗ trợ soạn thảo các dự thảo hợp đồng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch của công ty; rà soát, hiệu chỉnh: các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, các khách hàng, các bộ phận chuyên môn gửi, cấp dưới trình; đại diện cho doanh nghiệp chủ trì, tham gia đàm phán hợp đồng, tham gia các buổi họp, làm việc liên quan đến thương lượng hợp đồng; phụ trách sau cùng việc rà soát các hợp đồng trước khi trình ký; tham gia tư vấn, trực tiếp dự các buổi họp về triển khai thực hiện hợp đồng: thủ tục thực hiện công việc theo hợp đồng, quy trình thanh toán, kiểm điểm tiến độ thực hiện công việc…; phụ trách chính trong việc thực hiện các thủ tục, cũng như thực hiện đàm phán xử lý việc sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, chấm dứt, thanh lý hợp đồng.

– Tư vấn, đại diện cho doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp, bao gồm các công việc như: nghiên cứu hồ sơ, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc có khởi kiện hay không, tư vấn phương án, lập tờ trình xin ý kiến về việc khởi kiện; sau khi được duyệt cho khởi kiện thì chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu cần ký để kèm theo đơn khởi kiện; nộp hồ sơ khởi kiện, thực hiện các thủ tục để Tòa án/Trọng tài thương mại thụ lý vụ tranh chấp; chuẩn bị tham gia các hoạt động tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án: yêu cầu thu thập chứng cứ, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Tòa án, tham gia phiên tòa tại Tòa án/phiên họp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại; tư vấn, thực hiện thủ tục kháng cáo bản án/quyết định của Tòa án và tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm; tham gia yêu cầu thi hành án đối với bản án/quyết định của Tòa án/phán quyết của Trọng tài thương mại.

– Các loại việc khác liên quan, như: đại diện công ty/doanh nghiệp thực hiện các công việc ngoài tố tụng: thủ tục xin cấp các loại giấy phép đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước đối với bất kỳ việc gì khi có yêu cầu; cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, làm nhân sự pháp chế cho doanh nghiệp, tùy là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tùy được phân công đảm trách một phần hay toàn bộ các công việc trên, xét đến cùng, nhân sự pháp chế phải “tham chiến” hầu hết các “mặt trận” mà doanh nghiệp tham gia liên quan đến pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Công việc của pháp chế trong công tác tư vấn tham gia tố tụng là gì?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp chế được hiểu là như thế nào?

Pháp chế được biết đến là những thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đến các tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước theo như quy định.

Người làm công tác pháp chế hiện nay bao gồm những ai?

Người làm công tác pháp chế bao gồm:
– Thứ nhất, Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thứ hai, cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
– Thứ ba, là những viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, là những nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết