fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào?

Lương hưu là khoản thanh toán hàng tháng mà nhân viên được quyền nhận một cách hợp pháp khi nghỉ hưu. Nếu bạn có nhiều kỳ thanh toán bảo hiểm xã hội với các cơ cấu trả lương khác nhau, hãy tính mức lương trung bình cho từng kỳ riêng biệt, bạn cần cộng chúng lại và tính toán để có được mức lương bình quân chung. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào? Công thức tính lương hưu ra sao theo quy định? Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính lương hưu gồm những yếu tố nào? Quý độc giả hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA làm rõ qua nội dung sau đây nhé.

Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ hữu ích cho người lao động, đặc biệt khi họ nhận được lương hưu khi về già. Cách bạn tính mức lương trung bình của mình cho từng thời kỳ tùy thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu thu bảo hiểm xã hội. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

(1) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

– Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

(2) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

(3) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại (1).

Ví dụ: Bà A đã đóng BHXH được 18 năm. Từ năm 1996 đến năm 2004, bà đóng BHXH theo hệ số lương Nhà nước, từ năm 2005 đến năm 2015 đóng BHXH bắt buộc ngoài Nhà nước. Bà cũng đã đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 2 năm còn thiếu. Theo đó, cách tính như sau:

– Giai đoạn đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định từ năm 1996 đến  năm 2004 thì lấy bình quân 6 năm cuối đóng BHXH của giai đoạn này để tính lương đại diện cho khu vực Nhà nước. Sau đó, lấy mức bình quân tiền lương này nhân với tổng số tháng đóng BHXH của giai đoạn này.

Cụ thể, tổng lương đóng BHXH giai đoạn 1996-2004: [(lương bình quân từ năm 1998 -2004)/ 72 tháng] x 96 tháng = A.

– Giai đoạn đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ năm 2005 đến năm 2015, lấy tổng tiền lương đóng BHXH của toàn bộ quá trình. Giả sử kết quả là B. Tiền lương đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng do Chính phủ quy định.

– Giai đoạn đóng BHXH tự nguyện, lấy tổng thu nhập đóng BHXH tự nguyện. Giả sử kết quả là C. Thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu = (A + B + C)/ 240 tháng.

Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào?
Công thức tính tiền lương bình quân tháng như thế nào?

Công thức tính lương hưu ra sao?

Lương hưu là khoản thanh toán hàng tháng mà nhân viên được quyền nhận một cách hợp pháp khi nghỉ hưu. Khoản tiền này giúp cho người lao động đã nghỉ hưu có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng để hỗ trợ khi nghỉ hưu và có thể sống tự lập hơn mà không cần phụ thuộc vào gia đình hay xã hội. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, công thức tính lương hưu ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức sau:

Mức lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng thángXMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

(2) Mức lương bình quân đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Dưới đây là một vài ví dụ cách tính lương hưu như sau:

Ví dụ 1:

Bà Q nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2022, có đủ 15 năm đóng BHXH.
Diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH trong 10 năm trước khi nghỉ việc của bà Q như sau:
– 2 năm đầu: 8.000.000 đồng/tháng
– 4 năm tiếp theo: 10.000.000 đồng/tháng
– 4 năm cuối: 13.000.000 đồng/tháng.
Như vậy:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Q là 45%;
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
[(8.000.000 đồngx24 tháng)+ (10.000.000 đồngx48 tháng) + (13.000.000 đồngx48 tháng)] / 120 tháng
= 10.800.000 đồng/tháng.
– Lương hưu hằng tháng của bà Q là:
10.800.000 đồng x 45% = 4.860.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2:

Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
– Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:
1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.
– Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:
[(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) / 60 tháng] = 7.295.600 đồng/tháng.
– Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.
– Lương hưu hằng tháng của ông H là:
8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính lương hưu gồm những yếu tố nào?

Lương hưu rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng người lao động có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản khi về già. Phúc lợi hưu trí được nhiều người quan tâm vì là phúc lợi quan trọng đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính lương hưu gồm những yếu tố nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Lương hưu được tính dựa trên các yếu tố sau:

– Thời gian đóng BHXH: là tổng số năm tháng mà người lao động đã đóng BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện. Thời gian này ảnh hưởng đến tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

– Mức đóng BHXH: là số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH hàng tháng. Mức này ảnh hưởng đến mức lương bình quân để tính lương hưu.

– Chế độ tiền lương: là cách tính tiền lương của người lao động theo quyết định của Nhà nước hoặc của người sử dụng lao động. Chế độ này ảnh hưởng đến cách tính lương bình quân khi có nhiều giai đoạn đóng BHXH.

Công thức tính lương hưu hàng tháng chung cho tất cả các trường hợp là:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Lương bình quân

Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo công thức:

Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Số năm tham gia BHXH – 15) x 2%

Lương bình quân được tính theo công thức:

Lương bình quân = (Tổng số tiền đã đóng BHXH) / (Tổng số tháng đã đóng BHXH)

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thế nào?

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian có tháng lẻ từ 1 đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm.
Như vậy trong bài viết trên đây chúng tối đã gửi đến bạn đọc những thông tin cập nhật nhất về cách tình lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong chế độ hưu trí. Với những thông tin này, hy vọng rằng NLĐ có thể chủ động hơn trong việc tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 56 Luật BHXH năm 2014: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết